Thúc đẩy kinh tế số trong việc phát triển kinh tế để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
Nội dung chính
Thúc đẩy kinh tế số trong việc phát triển kinh tế để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn như sau:
- Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số;
- Đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch nông thôn;
- Tăng cường ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn;
- Khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng số, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, kinh tế tuần hòa và du lịch nông thôn.
Thúc đẩy kinh tế số trong việc phát triển kinh tế để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi BNNPTNT?
Theo Khoản 4 Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới như sau:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới;
- Hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn ở các địa phương.
Xây dựng thí điểm các mô hình xã/thôn nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi BNNPTNT?
Tại Khoản 5 Điều 21 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định xây dựng thí điểm các mô hình xã/thôn nông thôn mới thông minh như sau:
- Mô hình: xã/thôn nông thôn mới thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở các địa phương (quản lý quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh trật tự, du lịch nông thôn…);
- Mô hình chỉ đạo điểm của Trung ương về xây dựng xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn theo danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi BNNPTNT?
Theo Điều 22 Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT quy định nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình như sau:
1. Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan được giao chủ trì nội dung thành phần và các cơ quan có thẩm quyền quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong phạm vi quản lý của địa phương.
2. Trình tự kiểm tra, giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới
a) Lập và trình duyệt Kế hoạch kiểm tra, giám sát;
b) Thành lập Đoàn kiểm tra (nếu có);
c) Thông báo Kế hoạch kiểm tra, giám sát và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm tra. Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng kiểm tra, giám sát tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu;
d) Tiến hành kiểm tra, giám sát. Thời gian thực hiện kiểm tra tại hiện trường của Đoàn kiểm tra tối đa là 20 ngày;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát. Thời gian tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra tối đa là 20 ngày;
e) Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát. Thời gian thực hiện tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Đoàn kiểm tra, giám sát.
3. Nội dung kiểm tra, giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới thực hiện theo quy định tại Điều 30 Chương VII, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
4. Mua sắm vật tư, trang thiết bị văn phòng và các hoạt động khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ công tác và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Theo đó việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thực hiện theo các nội dung nêu trên.