Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong quản lý nợ công theo pháp luật hiện hành?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý nợ công được quy định như thế nào? Có bao gồm việc quyết định kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm không?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý nợ công được quy định như thế nào?

    Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

    Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

    Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    Trong đó, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

    Theo quy định tại Điều 14 Luật Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong quản lý nợ công được quy định cụ thể như sau:

    - Quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm.

    - Quyết định kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm.

    - Quyết định việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế căn cứ vào Đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

    - Quyết định việc sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ.

    - Phê duyệt Đề án cơ cấu lại nợ.

    - Phê duyệt đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

    - Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, ký kết, phê duyệt và điều chỉnh thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Chính phủ.

    - Quyết định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với từng chương trình, dự án.

    - Quyết định cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án.

    7