Thủ tục vào và rời cảng, bến đối với tàu vận tải người, hành lý, bao gửi không kinh doanh theo luật định?
Nội dung chính
Thủ tục vào và rời cảng, bến đối với tàu vận tải người, hành lý, bao gửi không kinh doanh theo luật định?
Thủ tục vào và rời cảng, bến đối với tàu vận tải người, hành lý, bao gửi không kinh doanh được quy định tại Điều 13 Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
- Thủ tục vào và rời cảng, bến đối với tàu không kinh doanh được thực hiện theo Điều 8 của Thông tư này.
- Cảng vụ liên quan cấp phép cho tàu rời cảng, bến có trách nhiệm theo dõi hành trình của tàu từ cảng, bến đó đến cảng, bến cuối cùng của hành trình; chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý khi tàu gặp sự cố, tai nạn trên hành trình.
Theo đó, Điều 8 của Thông tư này quy định như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 20/2016/TT-BGTVT)
- Chậm nhất 20 (hai mươi) phút trước khi tàu dự kiến cập vào cảng, bến, thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo cho Cảng vụ hoặc Ban Quản lý bên thời gian tàu sẽ cập cảng, bến, số lượng hành khách, hàng hóa trên tàu. Thông báo có thể bằng VHF hoặc thiết bị liên lạc khác.
- Sau khi tàu cập cảng, bến
+ Thủ tục vào và rời cảng, bến thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa;
+ Thủ tục vào và rời cảng biển thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải.
- Sau khi kiểm tra các giấy tờ theo quy định, Cảng vụ hoặc Ban Quản lý bến kiểm tra thực tế tàu. Nếu bảo đảm các điều kiện an toàn, Cảng vụ hoặc Ban Quản lý bến cấp Giấy phép vào cảng bến cho tàu. Trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn theo quy định, lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!