Thủ tục thụ lý tố cáo theo Luật Tố cáo 2018 được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Thủ tục thụ lý tố cáo theo Luật Tố cáo 2018 được quy định như thế nào?
Theo Điều 29 Luật Tố cáo 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì thủ tục thụ lý tố cáo được quy định cụ thể như sau:
- Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018;
+ Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
+ Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
+ Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
- Quyết định thụ lý tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Căn cứ ra quyết định;
+ Nội dung tố cáo được thụ lý;
+ Thời hạn giải quyết tố cáo.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thụ lý tố cáo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tố cáo 2018.