Thu thập, giao nộp chứng cứ khi tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan hải quan được quy định như thế nào?

Thu thập, giao nộp chứng cứ khi tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan hải quan được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào nói về điều này?

Nội dung chính

    Thu thập, giao nộp chứng cứ khi tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan hải quan được quy định như thế nào? 

    Thu thập, giao nộp chứng cứ khi tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan hải quan được quy định tại Khoản 2 Mục 1 Phần II Bản hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia thủ tục hành chính tại Tòa án của cơ quan hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2587/QĐ-TCHQ năm 2017 như sau:

    a) Cơ quan Hải quan cần nghiên cứu, áp dụng các quyền nêu tại các khoản 2, 3, 6, Mục II, Phần I Bản Hướng dẫn này để:
    a.1) Thu thập đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan phát sinh tại các khâu nghiệp vụ hải quan; các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính;
    a.2) Thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án do các đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được;
    a.3) Thu thập các tài liệu, chứng từ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có).
    Việc thu thập tài liệu, chứng cứ được thực hiện thông qua các biện pháp quy định tại Khoản 1, Điều 84 Luật tố tụng hành chính 2015. Các tài liệu, chứng cứ được sắp xếp theo trật tự nhất định đảm bảo dễ tra cứu, thuận lợi cho việc trích dẫn, sử dụng.
    b) Thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp cho Tòa án những tài liệu, chứng cứ mà mình có để Tòa án xem xét, sử dụng để giải quyết vụ án. Cụ thể:
    b.1) Các tài liệu, chúng cứ cần cung cấp gồm:
    - Bản sao các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan là cơ sở pháp lý cho cơ quan Hải quan, người có thẩm quyền trong cơ quan Hải quan ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính;
    - Các bản sao quyết định hành chính, bản sao quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có) và bản sao các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giải quyết vụ việc, hồ sơ giải quyết khiếu nại, các kết luận của cơ quan chuyên ngành... mà căn cứ vào đó để ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính.
    b.2) Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án được lập thành biên bản, trong biên bản ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của tài liệu, chứng cứ, chữ ký của người giao, người nhận có đóng dấu của Tòa án, người giao chứng cứ được nhận một bản;
    b.3) Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ấn định, nhưng không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm;
    b.4) Nếu sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, cơ quan Hải quan mới giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp trước đó thì phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ. Nếu lý do chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ là chính đáng thì Hội đồng xét xử chấp nhận việc giao nộp tài liệu, chứng cứ đó; nếu không chấp nhận việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó thì phải lập luận việc không chấp nhận tài liệu, chứng cứ đó trong bản án, quyết định của Tòa án.
    Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu phải giao, nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà cơ quan Hải quan không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm thì cơ quan Hải quan có quyền giao, nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm.

    Trên đây là nội dung về việc thu thập, giao nộp chứng cứ khi tham gia tố tụng hành chính tại Tòa án của cơ quan hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2587/QĐ-TCHQ năm 2017 .

    14