09:14 - 26/12/2024

Thông tin mới nhất về giải thể công đoàn ngành, địa phương? Đã có Công văn 316 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc giải thể công đoàn?

Thông tin mới nhất về giải thể công đoàn ngành, địa phương? Đã có Công văn 316 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc giải thể công đoàn?

Nội dung chính

    Thông tin mới nhất về giải thể công đoàn ngành, địa phương? Đã có Công văn 316 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc giải thể công đoàn?

    Ngày 10/12/2024, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ về việc sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố (sau đây gọi là Công văn 316 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

    Trong đó, Công văn 316 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quy định về việc giải thể công đoàn ngành, giải thể công đoàn ngành địa phương theo hướng sau:

    Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi và đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy phối hợp sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố với các nội dung liên quan đến việc giải thể công đoàn ngành, giải thể công đoàn ngành địa phương như sau:

    (1) Sắp xếp các ban thuộc cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

    - Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện mô hình 07 ban theo Quy định 212-QĐ/TW năm 2019, thực hiện sắp xếp có tối đa 05 ban, giảm 02 ban theo quy định hiện hành, tỷ lệ giảm là 28,6%.

    - Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện mô hình tổ chức bộ máy 06 ban theo Quy định 212-QĐ/TW năm 2019, thực hiện sắp xếp có tối đa 04 ban, giảm 02 ban theo quy định, tỷ lệ giảm là 33,3%.

    - Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện mô hình tổ chức bộ máy 04 ban, thực hiện sắp xếp có tối đa 03 ban, giảm 01 ban theo quy định, tỷ lệ giảm là 25%.

    (2) Đối với công đoàn các khu công nghiệp:

    Do tính chất và vị trí quan trọng của công đoàn khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong tình hình mới, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất các tỉnh ủy, thành ủy giữ nguyên mô hình đối với công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao mà không thuộc diện giải thể hay sáp nhập, hợp nhất.

    (3) Đối với các công đoàn ngành địa phương:

    - Giải thể tất cả công đoàn ngành địa phương và tương đương khác (bao gồm cả công đoàn ngành giáo dục, công đoàn ngành y tế, công đoàn ngành công thương tại các địa phương không thực hiện thí điểm) và thành lập Công đoàn Khối đảng và Công đoàn Khối chính quyền trực thuộc liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để quản lý các công đoàn cơ sở và đoàn viên công đoàn những đơn vị giải thể.

    - Chưa thực hiện sắp xếp, giải thể đối với các công đoàn ngành địa phương đang thực hiện Đề án thí điểm sắp xếp công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty trực thuộc, tập trung, xuyên suốt, hiệu quả theo Nghị quyết 02-NQ/TW năm 2021, gồm các công đoàn ngành tại các địa phương: công đoàn ngành công thương (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Hải Phòng; tỉnh Tiền Giang, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh); công đoàn ngành giáo dục (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Nghệ An, tỉnh Bình Dương); công đoàn ngành y tế (Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Bình Dương) và công đoàn dệt may (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương).

    Như vậy, việc giải thể công đoàn ngành, giải thể công đoàn ngành địa phương sẽ được thực hiện theo quy định trên.

    Tải về Công văn 316 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

    Thông tin mới nhất về giải thể công đoàn ngành, địa phương? Đã có Công văn 316 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc giải thể công đoàn?

    Thông tin mới nhất về giải thể công đoàn ngành, địa phương? Đã có Công văn 316 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc giải thể công đoàn? (Hình từ Internet)

    Mục tiêu cụ thể của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy là gì?

    Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, mục tiêu cụ thể của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy như sau:

    Đến năm 2021:

    (1) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý;

    (2) Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ về lý luận và thực tiễn;

    (3) Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố;

    (4) Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.

    Từ năm 2021 đến năm 2030:

    (1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế;

    (2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị;

    (3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

    (4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

    (5) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.

    Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm 2030:

    Thực hiện có hiệu quả theo lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".

    126