Thống nhất sáp nhập Lào Cai, Yên Bái? Xây dựng phương án sắp xếp trước 10 6 2025?

Thống nhất sáp nhập Lào Cai, Yên Bái? Xây dựng phương án sắp xếp trước 10 6 2025? Quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như thế nào?

Nội dung chính

    Thống nhất sáp nhập Lào Cai, Yên Bái? Xây dựng phương án sắp xếp trước 10 6 2025?

    Đối với việc thống nhất sáp nhập Lào Cai, Yên Bái được nêu tại Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác giữa 2 tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay; thống nhất phương án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, một trong các điểm nổi bật thể hiện kết quả đã được được nêu trong Hội nghị như sau:

    Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn thống nhất một số nội dung cùng phối hợp tổ chức thực hiện.
    Theo đó, thống nhất ban hành Nghị quyết liên tịch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện hợp nhất tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai nhằm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án.
    Ban Chỉ đạo sau khi được thành lập khẩn trương xây dựng và ban hành Kế hoạch hoạt động theo hướng xác định rõ lộ trình, nội dung công việc phải thực hiện trong từng thời điểm, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm thực hiện của các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.

    Như vậy, tại Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác giữa 2 tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay; thống nhất phương án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh đã thống nhất ban hành Nghị quyết liên tịch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện hợp nhất tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai nhằm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án.

    Bên cạnh đó, Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác giữa 2 tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay; thống nhất phương án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh có quy định về việc xây dựng phương án sắp xếp, thống nhất sáp nhập Lào Cai, Yên Bái trước 10 6 2025 như sau:

    Đảng uỷ Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái chủ trì, phối hợp với Đảng uỷ UBND tỉnh Lào Cai rà soát, xây dựng phương án sắp xếp, bố trí trụ sở làm việc, trang thiết bị, bảo đảm các điều kiện công tác tốt nhất của các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc của tỉnh mới, xong trước ngày 10/6/2025.
    Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy hai tỉnh chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện hợp nhất hai địa phương.
    Chỉ đạo các cơ quan báo chí chủ động phối hợp với Sở Nội vụ thường xuyên thông tin về kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện.
    Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tin tưởng rằng, trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị của cả 2 tỉnh tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, phối hợp đồng bộ, tập trung cao độ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo đúng tiến độ đề ra./.

    Như vậy, việc thống nhất sáp nhập Lào Cai Yên Bái được nêu rõ tại Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác giữa 2 tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay; thống nhất phương án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh và yêu cầu xây dựng phương án sắp xếp trước 10 6 2025.

    Thống nhất sáp nhập Lào Cai, Yên Bái? Xây dựng phương án sắp xếp trước 10 6 2025?

    Thống nhất sáp nhập Lào Cai, Yên Bái? Xây dựng phương án sắp xếp trước 10 6 2025? (Hình từ Internet)

    Quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về việcphân định thẩm quyền của chính quyền địa phương như sau:

    (1) Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương và của chính quyền địa phương các cấp theo hình thức phân quyền, phân cấp.

    (2) Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

    - Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả;

    - Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương;

    - Phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đó;

    - Bảo đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực gắn với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên; kịp thời điều chỉnh nội dung phân quyền, phân cấp khi cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

    - Bảo đảm tính thống nhất trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật;

    - Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;

    - Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.

    (3) Chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương.

    (4) Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, các cơ quan của chính quyền địa phương tại các văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, bảo đảm quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    saved-content
    unsaved-content
    430