Thời gian hiệu lực của quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam kéo dài trong bao lâu?

Thời gian hiệu lực của quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam kéo dài trong bao lâu?Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu như thế nào?

Nội dung chính

    Thời gian hiệu lực của quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam kéo dài trong bao lâu?

    Theo khoản 2 Điều 36 Luật Trồng trọt 2018 quy định về yêu cầu về công nhận phân bón lưu hành, phân loại phân bón như sau:

    Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm và được gia hạn.

    Và tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:

    Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

    Do đó, theo quy định trên thì Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm và công ty bạn có thể gia hạn trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng nếu có nhu cầu gia hạn.

    Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 46 Luật Trồng trọt 2018 thì kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu như sau:

    1. Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng, trừ phân bón nhập khẩu quy định tại các điểm a, d, đ, e và h khoản 2 Điều 44 của Luật này.

    2. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu do cơ quan quản lý chuyên ngành về phân bón thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện.

    3. Hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu phải được lưu trong thời hạn là 05 năm kể từ ngày ban hành thông báo kết quả kiểm tra nhà nước.

    4. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu.

    Trên đây là quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu.

    Thời gian hiệu lực của quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam kéo dài trong bao lâu? (Hình từ internet)

    Các trường hợp nhập khẩu phân bón phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt 2018 thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:

    - Phân bón để khảo nghiệm;

    - Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

    - Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

    - Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;

    - Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

    - Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

    - Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;

    - Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Quản lý chất lượng phân bón bao gồm những quy định gì và ai thực hiện thử nghiệm, kiểm định phân bón?

    Theo quy định tại Điều 45 Luật Trồng trọt 2018 quy định về quản lý chất lượng phân bón, cụ thể như sau:

    Quản lý chất lượng phân bón bao gồm những quy định cụ thể sau đây:

    (1) Quản lý chất lượng: Phân bón phải được quản lý theo các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm và hàng hóa.

    (2) Tổ chức đánh giá sự phù hợp: Các tổ chức thực hiện thử nghiệm, giám định, kiểm định, và chứng nhận chất lượng phân bón phải được chứng nhận theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Đồng thời, các tổ chức này cần được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.

    (3) Lấy mẫu phân bón: Việc lấy mẫu phân bón để thử nghiệm chất lượng nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước phải do những người có Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón thực hiện.

    (4) Quy định của Chính phủ: Chính phủ sẽ quy định cụ thể về nội dung, thời gian, và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lấy mẫu phân bón.

    Tóm lại, việc quản lý chất lượng phân bón được thực hiện thông qua các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, với các tổ chức và cá nhân được chỉ định và chứng nhận theo quy định. Các mẫu phân bón để kiểm tra chất lượng phải được lấy bởi những người có giấy chứng nhận phù hợp, và các quy định chi tiết sẽ do Chính phủ ban hành.

    11