Thủ tục hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam từ ngày 01/01/2020 được thực hiện ra sao?
Nội dung chính
Thủ tục hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam từ ngày 01/01/2020 được thực hiện ra sao?
Ngày 19/11/2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, tại kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 (gọi tắt là Luật Trồng trọt 2018).
Luật Trồng trọt 2018 quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt.
Theo quy định tại Điều 38 Luật Trồng trọt 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) thì trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
- Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam bị hủy bỏ trong trường hợp sau đây:
+ Có bằng chứng khoa học mới về phân bón có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường;
+ Phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đã được công nhận lưu hành.
- Việc hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được thực hiện như sau:
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý chuyên ngành về phân bón tổng hợp thông tin đánh giá và xem xét hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân được sản xuất, nhập khẩu phân bón này tối đa là 06 tháng; được mua bán, sử dụng tối đa là 12 tháng kể từ ngày quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có hiệu lực;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý chuyên ngành về phân bón kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu công nhận phân bón để xem xét hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân phải chấm dứt ngay việc sản xuất, nhập khẩu, mua bán, sử dụng phân bón kể từ ngày quyết định hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có hiệu lực.