Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Nội dung chính
Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Tại điểm d khoản 1 Điều 130 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải áp dụng ngay biện pháp bảo đảm quy định tại các điều 66, 67, 68 và 69 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Do tài sản của bạn bị Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản nên Chấp hành viên ra ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu sử dụng tài sản là đúng quy định Điều 69 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014. Việc xử lý tài sản này của bạn cần chờ kết quả giải quyết của Tòa án sau đó.
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 69 Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì Chấp hành viên sẽ thực hiện việc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của bạn nếu có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật.