Theo quy định pháp luật, người bào chữa được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự khi nào?

Theo quy định pháp luật, người bào chữa được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự khi nào? Văn bản pháp luật nào quy định chi tiết về nội dung này?

Nội dung chính

    Theo quy định pháp luật, người bào chữa được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự khi nào?

    Thời điểm người bào chữa được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

    - Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.

     -Chúng ta đều biết, trong quá trình tham gia tố tụng, nghiên cứu hồ sơ vụ án là khâu quan trọng, giúp luật sư nắm được nội dung sự việc để đưa ra những căn cứ pháp lý, lập luận sắc bén, tháo gỡ những “điểm tối, nút thắt” trong vụ án. Việc sao chụp tài liệu có trong hồ sơ vụ án còn giúp người bào chữa biết được các tình tiết của án, biết được hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có đúng hay không.

    - Hồ sơ vụ án tập hợp những quyết định về tố tụng, những văn bản liên quan đến hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ như biên bản bắt người, biên bản giao nhận các tài liệu, biên bản khám xét, biên bản thu giữ tài liệu, đồ vật, biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung, biên bản giám định...Hồ sơ còn gồm những tài liệu có giá trị chứng cứ chứng minh có hay không có hành vi phạm tội. Và để nắm được nội dung vụ án thì cần phải có hồ sơ vụ án.

    - Theo quy định thì hồ sơ vụ án không được mang ra khỏi cơ quan tiến hành tố tụng, trừ những trường hợp cần mang theo để thực hiện các hoạt động điều tra, xét xử. Do đó, để thực hiện việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo, đương sự... luật sư được quyền tiếp cận, sao chụp toàn bộ những gì có trong hồ sơ vụ án để nghiên cứu.

    - Tuy nhiên, quy định trên lại không nêu rõ những tài liệu nào là hồ sơ thì luật không nói rõ, không phân loại tài liệu nào được chụp và tài liệu nào không được chụp. Trên thực tế, ngoài các văn bản được đóng dấu mật còn một số tài liệu khác mà luật sư không được sao chụp.

    - Bên cạnh đó, trên thực tế có nhiều loại văn bản khác được đưa vào hồ sơ nhưng không được sao chụp như công văn trao đổi liên ngành, công văn trao đổi chuyên môn giữa tòa án cấp dưới và tòa án cấp trên...Đây là các văn bản vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án trong xét xử khá phổ biến hiện nay nhưng thường được cơ quan tiến hành tố tụng rút khỏi hồ sơ nên luật sư không thể tiếp cận, sao chụp được. Do vậy, trên thực tế. việc thực hiện quyền được ghi chép, sao chụp lại tài liệu trong hồ sơ vụ án của người bào chữa vẫn gặp nhiều vướng mắc, bất cập.

    - Như vậy, đối với thắc mắc của bạn, pháp luật hiện hành quy định thời điểm người bào chữa được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự là sau khi kết thúc quá trình điều tra và không có quy định nào giới hạn cụ thể những loại tài liệu nào người bào chữa được phép ghi chép, sao chụp lại nên khi áp dụng trên thực tế sẽ phụ thuộc vào Tòa án có thẩm quyền giải quyết hồ sơ vụ án đó.

    Trên đây là nội dung tư vấn về thời điểm người bào chữa được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự . Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    19
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ