Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người bị kết án tử hình làm thế nào để bồi thường tiền cho nạn nhân?
Nội dung chính
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người bị kết án tử hình làm thế nào để bồi thường tiền cho nạn nhân?
- Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Bởi vậy, tuy là một vụ án hình sự nhưng nếu hành vi của người phạm tội gây thiệt hại nghiêm trọng tới quyền lợi, lợi ích, xâm phạm đến tài sản, thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân bắt buộc cần bù đắp tổn thất thì phải đền bù cho nạn nhân và thân nhân của họ một khoản tiền theo bản án.
- Như vậy, nghĩa vụ bồi thường là trách nhiệm dân sự của người phạm tội, không phụ thuộc hình phạt mà tòa án áp dụng đối với họ. Nói các khác, dù người phạm tội bị tuyên phạt tù chung thân và tử hình thì họ vẫn phải chấp hành nghĩa vụ bồi thường đối với những thiệt hại mà họ đã gây ra.
- Trong một số trường hợp, nếu người phạm tội được Chủ tịch nước ân xá từ tử hình xuống còn chung thân thì việc họ chấp hành xong phần bồi thường dân sự sẽ là một trong những điều kiện để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho họ.
- Theo quy định tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008, sau khi nhận được quyết định thi hành án dân sự hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án thì người phải thi hành án có 15 ngày tự nguyện thi hành án. Nếu hết thời hạn này, họ không tự nguyện thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành án.
- Căn cứ Điều 71 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014, cơ quan thi hành án có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau:
+ Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
+ Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
+ Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
+ Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
+ Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
+ Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Nếu như, người phạm tội không đủ khả năng chi trả, người thân của họ có không có nghĩa vụ trả số tiền này.