Theo như quy định thì những trường hợp nào phải đình chỉ thi hành án dân sự?
Nội dung chính
Theo như quy định thì những trường hợp nào phải đình chỉ thi hành án dân sự?
Căn cứ theo Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong các trường hợp sau đây:
+ Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;
+ Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;
+ Đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;
+ Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ;
+ Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;
+ Có quyết định miễn hoặc giảm một phần nghĩa vụ thi hành án;
+ Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;
+ Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã thành niên.
- Thời hạn ra quyết định đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều này.