Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công
Nội dung chính
Ai có thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công?
Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2024 như sau:
Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;
b) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
...
Theo đó, thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024 và Điều 82 Luật Đất đai 2024.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 Luật Đất đai 2024 và Điều 79 Luật Đất đai 2024 không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024 và Điều 82 Luật Đất đai 2024.
Ai có thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công? (Hình từ internet)
Thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công có phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công không?
Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công được quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2024 như sau:
Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công
...
3. Trường hợp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản công thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của Luật này thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo đó, trường hợp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản công thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Trách nhiệm lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công thuộc về ai?
Trách nhiệm lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tài sản công được quy định tại Điều 4 Nghị định 167/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định phương án sắp xếp lại, xử lý đối với tài sản công là nhà, đất như sau:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan trung ương của các tổ chức (tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội), Ngân hàng Chính sách xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 67/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 167/2017/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với sở, ban, ngành cấp tỉnh, Văn phòng tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, doanh nghiệp thuộc tỉnh lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 67/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhà, đất trên địa bàn địa phương khác lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý,
Ngoài ra, Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được lập thành phương án tổng thể đối với tất cả các cơ sở nhà, đất trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo từng loại hình: Cơ quan, tổ chức, đơn vị; doanh nghiệp.
+ Trường hợp cần thiết phải sắp xếp lại, xử lý trước khi có phương án tổng thể thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 67/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP lập phương án báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 67/2021/NĐ-CP xem xét, quyết định.
Trong đó:
Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là tập hợp các đề xuất về hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.