Thứ 6, Ngày 01/11/2024

Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp Nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định ra sao?

Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp Nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định ra sao? Trường hợp không có trong danh mục đầu tư phải chuyển nhượng đã được cấp thì xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp Nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định ra sao?

    Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, cụ thể như sau:

    Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định sau:

    - Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt danh mục vốn đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên của doanh nghiệp nhà nước phải chuyển nhượng trong quyết định phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

    Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo danh mục vốn đầu tư phải chuyển nhượng đã được Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.

    Trường hợp chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước không có trong danh mục đầu tư phải chuyển nhượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.

    Trường hợp phương án cơ cấu lại doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì trong phương án thẩm định phải xác định danh mục vốn đầu tư chuyển nhượng. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc danh mục vốn đầu tư trong phương án cơ cấu lại doanh nghiệp sau khi phương án cơ cấu lại doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    - Khi xây dựng phương án chuyển nhượng vốn, trường hợp giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được tính theo giá trị thực của phần vốn góp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhận vốn góp, hoặc theo giá giao dịch cổ phiếu của công ty cổ phần trên thị trường, hoặc theo giá đã được tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định theo quy định của pháp luật về thẩm định giá, nhưng vẫn thấp hơn giá trị đầu tư ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng thì việc quyết định phương án chuyển nhượng vốn thực hiện như sau:

    + Nếu khoản dự phòng đã trích lập bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa giá trị dự kiến thu được so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định phương án chuyển nhượng vốn đầu tư.

    + Nếu khoản dự phòng đã trích lập nhỏ hơn chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư ghi trên sổ kế toán với giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nguyên nhân phát sinh khoản chênh lệch để cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý vốn đầu tư ra ngoài (nếu có) và quyết định phương án chuyển nhượng vốn đầu tư.

    8