Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai được quy định như thế nào?

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai được Nhà nước quy định cụ thể như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai được quy định như thế nào?

    Luật Khiếu nại năm 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 1, Điều 2).

    Cụ thể, thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai được quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013 như sau:

    - Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

    - Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

    Theo quy định trên, nếu không đồng ý với ý kiến của chính quyền cấp xã trong việc giải quyết trường hợp trên, bà có quyền khiếu nại trực tiếp đến Chủ tịch UBND xã để được xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

    13