Tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập được đặt dựa trên nguyên tắc nào?

Tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập được đặt dựa trên nguyên tắc nào? Tổ chức chính quyền địa phương khi chia một ĐVHC thành nhiều ĐVHC cùng cấp?

Nội dung chính

Tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập được đặt dựa trên nguyên tắc nào?

Theo Mục IV Phần 2 Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 thì nguyên tắc xác định tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập bao gồm:

(1) Việc đặt tên cho ĐVHC sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.

(2) Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến ĐVHC cấp tỉnh.

(3) Tên gọi của ĐVHC mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.

(4) Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của Nhân dân đối với ĐVHC mới sau sắp xếp.

(5) Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.

Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của ĐVHC cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là nội dung Tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập được đặt dựa trên nguyên tắc nào?

Tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập được đặt dựa trên nguyên tắc nào?

Tên gọi các tỉnh thành sau sáp nhập được đặt dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức chính quyền địa phương khi chia một đơn vị hành chính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp được quy định như thế nào?

Điều 42 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Điều 42. Tổ chức chính quyền địa phương khi chia một đơn vị hành chính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp
1. Trường hợp 01 đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì các đại biểu Hội đồng nhân dân đã được bầu hoặc đang thực hiện nhiệm vụ đại biểu ở phần địa phận thuộc đơn vị hành chính mới nào thì hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính đó và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ.
2. Trường hợp Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới có số đại biểu lớn hơn hoặc bằng hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thì Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
3. Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và thời gian còn lại của nhiệm kỳ nhiều hơn 18 tháng thì tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật về bầu cử. Hội đồng nhân dân sau khi đã được bầu bổ sung đại biểu tiến hành bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới được bầu ra.
4. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 42 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 do 01 triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.
5. Trường hợp số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính mới không đủ hai phần ba tổng số đại biểu được bầu theo quy định của Luật này và thời gian còn lại của nhiệm kỳ ít hơn hoặc bằng 18 tháng thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính trước khi được chia để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật này cho đến khi Ủy ban nhân dân khóa mới được bầu ra.

Như vậy, tổ chức chính quyền địa phương khi chia một đơn vị hành chính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp được quy định như trên.

Chuyên viên pháp lý Tăng Trung Tín
saved-content
unsaved-content
110