Tải mẫu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1 6 2025
Nội dung chính
Tải mẫu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1 6 2025
Ngày 20/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, có hiệu lực từ ngày 01/6/2025.
Dưới đây là mẫu Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân số 03/TNCN ban hành kèm Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/6/2025:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________ CHỨNG TỪ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
[01] Tên tổ chức trả thu nhập: …………………………………… [02] Mã số thuế: ........................................................................ [03] Địa chỉ: ............................................................................... [04] Điện thoại: .......................................................................... II. THÔNG TIN CÁ NHÂN, HỘ KINH DOANH, CÁ NHÂN KINH DOANH [05] Họ và tên: ........................................................................... [06] Mã số thuế: ......................................................................... [07] Quốc tịch: ............................................................................ [08] Cá nhân cư trú [09] Cá nhân không cư trú [10] Địa chỉ: ................................................................................ [11] Điện thoại liên hệ: ............................................................... [12] Số định danh cá nhân, giấy tờ tùy thân hoặc số hộ chiếu (Trường hợp chưa đăng ký thuế): .......................................................... >>>> Xem thêm Tải về mẫu Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân Mẫu số 03/TNCN Tại đây |
Từ 01/6/2025, chứng từ khấu trừ thuế TNCN phải ghi cả khoản đóng bảo hiểm bắt buộc
Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP) quy định chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân có các nội dung sau:
- Tên chứng từ khấu trừ thuế; ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập;
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế của cá nhân nhận thu nhập (nếu cá nhân đã có mã số thuế) hoặc số định danh cá nhân;
- Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam);
- Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, khoản đóng bảo hiểm bắt buộc; khoản từ thiện, nhân đạo, khuyến học; số thuế đã khấu trừ;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế;
- Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập.
Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.
Như vậy, từ 01/6/2025, ngoài các nội dung về khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế thì chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phải có nội dung về khoản đóng bảo hiểm bắt buộc; khoản từ thiện, nhân đạo, khuyến học; số thuế đã khấu trừ.
Tải mẫu chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1 6 2025 (Hình từ Internet)
Những khoản thu nhập từ tiền lương nào thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, những khoản thu nhập từ tiền lương thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân gồm:
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
c) Tiền thù lao dưới các hình thức;
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức;
đ) Các khoản lợi ích khác mà đối tượng nộp thuế nhận được bằng tiền hoặc không bằng tiền;
e) Tiền thưởng, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo như quy định trên thì các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc đối tượng chịu thuế bao gồm tiền lương, phụ cấp (trừ một số khoản miễn thuế), tiền thù lao, thu nhập từ các tổ chức quản lý, lợi ích khác và tiền thưởng (trừ một số trường hợp đặc biệt). Người nộp thuế cần xác định rõ các khoản thu nhập chịu thuế để tính toán và thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định.