Tải Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ 2025? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng file word
Nội dung chính
Tải Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ 2025? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng file word
Tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Tuy nhiên hiện nay, Bộ luật Dân sư 2015 không có quy định về định nghĩa thanh lý hợp đồng cũng như mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ. Thuật ngữ thanh lý hợp đồng chỉ được đề cập đến tại Luật Thương mại 2005 về đảm bảo thực hiện hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:
Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.
Như vậy, có thể hiểu thanh lý hợp đồng là quá trình kết thúc một hợp đồng đã được ký kết giữa các bên (bao gồm quyền và nghĩa vụ).
Tham khảo mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ 2025 như sau:
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ
>>> Tải Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ 2025 (Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng file word): Tải về
Tải Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ 2025? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng file word (Hình từ Internet)
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định khi nào?
Theo quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sư 2015 quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Theo đó, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
- Do bên đề nghị ấn định;
- Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo Bộ luật Dân sự hiện hành như thế nào?
Căn cứ tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:
- Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.