Tải mẫu biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính mới nhất ở đâu?

Tải mẫu biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính mới nhất ở đâu? Nguyên tắc và mục đích đo đạc lập bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Tải mẫu biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính mới nhất ở đâu?

    Căn cứ tại Phụ lục số 17 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định Mẫu biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính có dạng như sau:

    > > > Tải mẫu biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính mới nhất ở đây TẢI VỀ

    Tải mẫu biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính mới nhất ở đâu?

    Tải mẫu biên bản bàn giao sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính mới nhất ở đâu?(Hình ảnh Internet)

    Đo đạc lập bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ Điều 50 Luật Đất đai 2024 quy định về việc đo đạc lập bản đồ địa chính như sau:

    Đo đạc lập bản đồ địa chính
    1. Bản đồ địa chính là cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Việc đo đạc lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã; nơi không thành lập đơn vị hành chính cấp xã thì được lập theo đơn vị hành chính cấp huyện.
    2. Bản đồ địa chính phải được chỉnh lý khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính và đồng thời được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
    3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý, quản lý bản đồ địa chính ở địa phương và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Như vậy, việc thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện phải được tiến hành chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nếu không có đơn vi hành chính cấp xã.

    Ngoài ra, bản đồ địa chính phải được chỉnh lý khi có sự thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính và đồng thời được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

    Nguyên tắc và mục đích đo đạc lập bản đồ địa chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 3 Nghị định101/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc, mục đích đo đạc lập bản đồ địa chính như sau:

    (1) Việc đo đạc lập bản đồ địa chính phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

    - Đảm bảo thống nhất trong hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000;

    - Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng quản lý đất và ghi nhận tình trạng pháp lý của thửa đất tại thời điểm đo đạc;

    - Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới đảm bảo hiệu quả kinh tế, phù hợp với khu vực đo đạc và quy định kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính;

    - Bản đồ địa chính sau khi được phê duyệt phải đưa vào sử dụng cho công tác quản lý đất đai.

    (2) Bản đồ địa chính được lập để sử dụng cho các mục đích sau:

    - Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai;

    - Thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; điều tra, đánh giá đất đai;

    - Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất; xử lý vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai;

    - Các mục đích quản lý đất đai khác theo quy định của pháp luật.

    Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong việc thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính?

    Căn cứ tại khoản 3, khoản 6 và khoản 7 Điều 9 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính của Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

    (1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nội dung sau:

    - Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Đất đai 2024;

    - Chỉ đạo thực hiện và tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn;

    - Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn;

    - Bố trí kinh phí cho các hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính của địa phương trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách.

    (2) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện các nội dung sau:

    - Báo cáo, đề xuất cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh về việc đo đạc lập bản đồ địa chính và việc quản lý, sử dụng, chỉnh lý biến động, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm bản đồ địa chính tại địa phương;

    - Phối hợp với cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát việc đo đạc lập bản đồ địa chính và quản lý, sử dụng, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính tại địa phương;

    - Chỉ đạo cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm theo phân cấp trong việc đo đạc lập bản đồ địa chính; quản lý, sử dụng, chỉnh lý biến động, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm bản đồ địa chính tại địa phương.

    (3) Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp, hỗ trợ đơn vị đo đạc và đơn vị giám sát, kiểm tra, nghiệm thu trong quá trình thực hiện theo thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc phương án nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ địa chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính và việc quản lý, sử dụng, biến động bản đồ địa chính tại địa phương; ký xác nhận bản đồ địa chính, mảnh trích đo bản đồ địa chính theo quy định; quản lý, bảo vệ điểm địa chính trên địa bàn.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thương Huyền
    92
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ