Bài văn miêu tả cây cối? Viết bài văn miêu tả cây cối cho học sinh tiểu học?

Bài văn miêu tả cây cối? Viết bài văn miêu tả cây cối cho học sinh tiểu học?

Nội dung chính

    Bài văn miêu tả cây cối? Viết bài văn miêu tả cây cối cho học sinh tiểu học?

    Dưới đây là một số mẫu bài văn miêu tả cây cối cho học sinh tham khảo:

    Mẫu 1: Bài văn miêu tả cây xoài 

    Một sớm đầu xuân, em bước ra vườn và phát hiện thấy một mầm cây xoài mới mọc nằm ngay ở góc vườn. Đó là sản phẩm mà em ăn xoài và bỏ hạt ra đấy.

    Thoáng nhìn, nó nhỏ tí như một cây nấm, toàn thân nó xanh biếc, trên đầu nó hai lá mầm vẫn chưa lột khỏi vỏ hạt. Hai ba hôm sau nhờ mưa xuân tiếp sức cái mầm cây ấy bật lớn thật nhanh thì ra nó chính là mầm một cây xoài. Em xin với mẹ mang mầm cây xoài ấy đem trồng ở góc vườn. Vì cây còn non quá sợ nhỡ có ai đi qua không để ý dẫm bẹp nên mẹ lấy rào cắm xung quanh gốc cây để đánh dấu.

    Ngày qua ngày cây đã bắt đầu lớn ban đầu từ hai lá mầm những chiếc lá bắt đầu vươn dài ra. Thời gian trôi qua, cây xoài mỗi ngày một lớn. Giờ đây nó đã cao khoảng một mét hai. Thân cây nhỏ tí ngày nào giờ đã to bằng ngón chân cái. Lớp vỏ ngoài từ màu xanh non giờ đã dần chuyển sang sẫm màu. Sợ đến mùa mưa cây không thể chống đỡ được với gió nên mẹ đã dùng tre cắm và buộc chặt vào thân cây để tránh cho cây khỏi nghiêng ngả. Qua mùa mưa thân cây cứng cáp hẳn nhiều cành lá mọc thêm ra cây giờ đây đã xoè tán  cho bóng mát.

    Mỗi buổi trưa hè, em thường mắc võng dưới gốc cây hóng mát và ngắm nhìn những chú chim đang chuyền cành và ca hót líu lo. Gió từ thiên nhiên mát rượi đưa em vào giấc ngủ từ lúc nào em cũng không nhớ rõ.

    Mỗi ngày ra vườn ngắm nhìn cây, em thấy lòng mình lâng lâng niềm vui khó tả. Em mong cây nhanh lớn đế sớm đơm hoa, kết trái mang vị ngọt đến cho đời.

    Mẫu 2: Bài văn miêu tả cây phượng 

    Trước cổng trường em có một cây cổ thụ rất to, tán cây xòe ra che mát một gốc trời. Đó là cây phượng vĩ.

    Gốc phượng không biết đã có tự bao giờ. Em chỉ biết, ngày đầu tiên theo chân mẹ đến trường là em đã thấy nó đứng sừng sững ngay trước cổng với dáng uy nghi, trông giống như một bác bảo vệ chăm chỉ, lúc nào cũng tập trung canh gác cổng trường một cách khẩn trương.

    Gốc phượng sần sùi, ước chừng cả hai bạn học sinh ôm mới giáp. Từ mặt đất đổ lên ngọn khoảng hai mét, thân cây phân ra thành nhiều cành, nhánh. Lá phượng hao hao giống lá me nhưng to hơn một chút có một màu xanh lặc lìa, trông mát mắt, chen chút với nhau tạo thành một tán lá rộng lớn giống như một cây dù thiên nhiên khổng lồ, che mát cả một góc sân, trước cổng trường. Dưới gốc phượng này, không biết đã qua bao nhiêu ngày, bao nhiêu lần chúng em đứng chờ mẹ đónvà nô đùa với nhau mà không sợ bị nắng...Nhưng lúc em thích nhất, cũng là lúc em buồn nhất là khi tiếng ve ngân nga rãi rác khắp sân trường.

    Em có cảm giác, cây phượng từ từ trở mình cho ra những chùm hoa đỏ thắm lác đác trên cây. Lúc này cũng là lúc chúng em miệt mài học tập để chuẩn bị cho kì thì cuối học kì. Vừa thi xong thì tiếng ve cũng rộ lên giòn giã liên hồi, thật kỳ diệu cây dù thiên nhiên ấy như được khoác trên mình một màu đỏ rực rỡ của những chùm phượng vĩ. Lúc đó cũng là lúc chúng em tạm chia tay gốc phượng, mái trường để nghỉ hè.

    Ôi! Tuyệt làm sao gốc cổ thụ trước cổng trường. Mai này lớn lên buộc phải rời xa. Chắc chắn, gốc phượng, sân trường sẽ là một kỉ niệm khó phai trong đời học sinh của chúng em.

    Em ước mong sao, năm hay mười năm nữa có dịp được trở lại trường, gốc phượng ấy vẫn luôn xanh tươi và phát triển tốt hơn bây giờ, để chúng em có một chút ít kỉ niệm ôn lại thời thơ ấu.

    Mẫu 3: Bài văn miêu tả cây hoa hồng

    Khoảng đất trước sân nhà em không rộng lắm, nhưng nhờ sự khéo léo của mẹ nên vẫn có một vườn hoa nhỏ nhỏ nở suốt bốn mùa. Trong các loài hoa ấy em thích nhất là cây hoa hồng được mẹ trồng ở góc sân.

    Thân cây hoa hồng có dáng vẻ khẳng khiu, mảnh dẻ. Cây cao chừng nửa mét. Gốc cây chỉ to bằng ngón tay cái. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất giúp cây không bị đổ. Thân cây có màu xanh thẫm và nhiều gai nhọn. Cành đâm tua tủa và phủ đầy lá xanh. Lá hồng có hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi nham nhám, xung quanh lá có viền răng cưa. Nụ hoa hồng hé nở có màu xanh mơn mởn, khi nở to bằng cái cốc uống nước khoe màu đỏ thắm. Cánh hoa mỏng manh , mịn màng như nhung xếp bọc lấy nhau, e ấp như một nàng công chúa đang làm duyên che lấp nhị vàng. Từ những cánh hoa,  một mùi thơm thoang thoảng tỏa ra, bay theo làn gió hòa cùng không khí trong lành của ánh nắng ban mai  quyến rũ ong bướm đến hút mật, những hạt sương mai lấp lánh càng làm tăng thêm vẻ yêu kiều của đóa hồng nhung.

    Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung vì hoa hồng tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, có thể làm quà tặng người thân hay trang trí nhà cửa. Mỗi khi học bài xong, em thường giúp bố chăm sóc cây để cây ra nhiều hoa hơn nữa.

    Lưu ý: Mẫu gợi ý các bài văn trên chỉ mang tính chất tham khảo.

    Bài văn miêu tả cây cối? Viết bài văn miêu tả cây cối cho học sinh tiểu học? (hình từ internet)

    Bài văn miêu tả cây cối? Viết bài văn miêu tả cây cối cho học sinh tiểu học? (hình từ internet)

    Năng lực văn học mà học sinh lớp 5 phải đạt được là gì?

    Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT năng lực văn học mà học sinh lớp 5 phải đạt được như sau:

    - Biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản;

    - Nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh. Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản.

    - Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
    20
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ