Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro cho vay của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
Nội dung chính
Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro cho vay của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?
- “Tài trợ” là việc Quỹ tài trợ vốn và thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- “Tỷ lệ chấp nhận rủi ro” là tỷ lệ rủi ro cao nhất trong năm tài chính mà Quỹ được chấp nhận khi tổn thất xảy ra. Tỷ lệ chấp nhận rủi ro được đo bằng giá trị tổn thất làm giảm vốn điều lệ chia cho vốn điều lệ thực có của Quỹ tại thời điểm xác định tỷ lệ chấp nhận rủi ro.
Tại Điều 42 Nghị định 39/2019/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/07/2019) thì việc Sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro cho vay như sau:
1. Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro cho vay trực tiếp
- Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro cho vay của các khoản nợ phải xử lý, Quỹ sẽ lấy từ quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định này. Sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng tài chính, nếu còn thiếu thì Quỹ hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động;
- Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, Quỹ hoàn nhập phần chênh lệch thừa.
2. Ngân hàng sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro đối với dư nợ cho vay gián tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.