Sinh con trước khi đăng ký kết hôn có phải là tảo hôn hay không? Có cần phải lo lắng khi sổ đỏ chỉ đứng tên vợ không?

Người đời thứ 3 có được kết hôn với bạn gái đời thứ 4 không?Sinh con trước khi đăng ký kết hôn có phải là tảo hôn không?Khi sổ đỏ chỉ đứng tên vợ không cần phải lo lắng

Nội dung chính

    Người đời thứ 3 có được kết hôn với bạn gái đời thứ 4 không?

    Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cấm việc kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
     
    Ngoài ra, theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
     

    Theo đó, pháp luật chỉ cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời. Trường hợp của bạn là đời thứ 3 - bạn gái đời thứ 4 thì không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Bạn cùng bạn gái có thể kết hôn khi đảm bảo các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    Sinh con trước khi đăng ký kết hôn có phải là tảo hôn hay không? Có cần phải lo lắng khi sổ đỏ chỉ đứng tên vợ không? (Hình từ Internet)

    Sinh con trước khi đăng ký kết hôn có phải là tảo hôn không?

    Tại khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có quy định: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.

    Và tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có quy định:

    Điều kiện kết hôn
    1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
    ...

    Như vậy, tảo hôn là việc nam nữ chưa đủ tuổi để kết hôn mà kết hôn chứ không phải việc sinh con ra trước khi đăng ký kết hôn.

    Khi sổ đỏ chỉ đứng tên vợ không cần phải lo lắng

    Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    Tài sản chung của vợ chồng
    1.Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
    ...

    Mặt khác, khoản 2 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    Và theo khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    Như vậy, quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất do vợ, chồng tạo lập nên trong thời kỳ hôn nhân, do công sức đóng góp của cả hai vợ chồng nên được xác định là tài sản chung của vợ, chồng. Nếu một mình vợ đứng tên sổ đỏ không ảnh hưởng tới quyền lợi của chồng.

    Nếu xảy ra tranh chấp, người vợ muốn được pháp luật công nhận nhà đất đó là tài sản riêng của mình thì bắt buộc phải chứng minh. Nếu không, tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ, chồng.

    Do đó, bạn không cần phải lo lắng. Thậm chí, bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi lại ghi tên của hai vợ chồng.

    9