Sau sáp nhập phường Thủ Dầu Một gồm những phường nào?

Chuyên viên pháp lý: Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Sau sáp nhập phường Thủ Dầu Một gồm những phường nào? Quy trình gia hạn sử dụng đất khi hết thời hạn sử dụng đất sau sáp nhập 01/07?

Nội dung chính

Sau sáp nhập phường Thủ Dầu Một gồm những phường nào?

Ngày 16/6/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của TPHCM năm 2025.

Căn cứ theo khoản 87 Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 quy định về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
Trên cơ sở Đề án số 356/ĐA-CP ngày 09 tháng 05 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
[...]
87. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Phú Cường, Phú Thọ, Chánh Nghĩa và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hiệp Thành (thành phố Thủ Dầu Một), phường Chánh Mỹ thành phường mới có tên gọi là phường Thủ Dầu Một.
[...]

Sau sáp nhập phường Thủ Dầu Một gồm những phường nào? Theo đó, từ ngày 01/07/2025 sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Phú Cường, Phú Thọ, Chánh Nghĩa và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hiệp Thành (thành phố Thủ Dầu Một), phường Chánh Mỹ thành phường mới có tên gọi là phường Thủ Dầu Một.

Như vậy, sau sắp xếp phường Thủ Dầu Một gồm những phường sau: Phường Phú Cường, phường Phú Thọ, phường Chánh Nghĩa, phường Hiệp Thành (thành phố Thủ Dầu Một), phường Chánh Mỹ.

Sau sáp nhập phường Thủ Dầu Một gồm những phường nào?

Sau sáp nhập phường Thủ Dầu Một gồm những phường nào? (Hình từ Internet)

Quy trình gia hạn sử dụng đất khi hết thời hạn sử dụng đất sau sáp nhập 01/07?

Căn cứ tại Mục II Phần VII Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất khi hết thời hạn sử dụng đất như sau:

(1) Nộp hồ sơ:

Trong thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 172 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng đất khi hết thời hạn sử dụng đất thì nộp 01 bộ hồ sơ xin gia hạn sử dụng đất tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 102/2024/NĐ-CP.

Hồ sơ bao gồm đơn xin gia hạn sử dụng đất theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP và một trong các giấy tờ sau:

- Một trong các giấy chứng nhận quy định tại khoản 21 Điều 3, khoản 3 Điều 256 Luật Đất đai 2024;

- Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai qua các thời kỳ;

- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư hoặc thể hiện thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.

(2) Trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất thực hiện theo quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất.

Nội dung của quyết định gia hạn sử dụng đất theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định 151/2025/NĐ-CP.

Trường hợp người sử dụng đất không yêu cầu cấp mới Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện xác nhận thay đổi thời hạn sử dụng đất trên giấy chứng nhận đã cấp, chuyển cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 102/2024/NĐ-CP để trả cho người sử dụng đất.

Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Điều 8. Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
c) Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
d) Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
[...]

Như vậy, việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;

- Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

saved-content
unsaved-content
1