Quyết định đổi tên hàng loạt tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh được thông qua vào sáng 11/12/2024

Quyết định đổi tên hàng loạt tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh được thông qua vào sáng 11/12/2024?

Nội dung chính

    Quyết định đổi tên hàng loạt tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh được thông qua vào sáng 11/12/2024

    Sáng ngày 11/12/2024, tại kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua quyết định đổi tên hàng loạt tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

    (1) Quốc lộ 1:

    - Đoạn một dài 21 km, từ nút giao Thủ Đức (ngã ba Trạm 2 cũ) đến ngã tư An Sương có tên là Đỗ Mười.

    - Đoạn hai từ An Sương đến An Lạc, dài hơn 14 km, có tên Lê Đức Anh

    - Đoạn ba từ An Lạc đến ranh tỉnh Long An dài 9,4 km sẽ đổi tên thành Lê Khả Phiêu.

    (2) Quốc lộ 22:

    - Từ nút giao quốc lộ 1 đến cầu An Hạ dài 10 km sẽ mang tên Lê Quang Đạo

    - Từ cầu An Hạ đến ranh tỉnh Tây Ninh dài 20 km được đặt tên là Phan Văn Khải.

    (3) Quốc lộ 50:

    - Đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An được đặt tên mới là Văn Tiến Dũng.

    - Quốc lộ 1K qua địa bàn thành phố dài hơn 1,8 km đổi sang tên Hoàng Cầm.

    (4) Quận 7:

    - Đường số 67 được đổi tên mới là Ngô Thị Bì

    - Đường số 9 và số 32 đổi sang Võ Thị Đặng.

    (5) Quận 12:

    - Đường Trung Mỹ Tây 13 được đổi thành Phan Văn Hùm

    - Trung Mỹ Tây 2A có tên mới là Nguyễn Thị Trên

    - Trung Mỹ Tây 7A đổi sang Đồng Tiến

    - Thới An 03 đổi thành Ba Du

    -Thới An 06 thành Trần Văn Lắm

    - Tân Thới Nhất 21 có tên mới là Lê Thị Ánh

    - Đường Đ32 đổi thành Thẩm Thệ Hà

    - Đường Đ1 đổi thành Huỳnh Tấn Chùa

    - Đường Đ27 đổi sang Nam Đình

    - Đường Hiệp Thành 11 đổi thành tên Nguyễn Văn Vân.

    (6) Quận Tân Phú:

    - Đường N1 được đổi tên thành Tân Thạnh

    Bên cạnh đó, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất điều chỉnh chiều dài lý trình của đường Đàm Thận Huy từ 122 m lên hơn 1,3 km và đường Nguyễn Xuân Khoát từ hơn 1,2 km lên hơn 1,4 km.

    HĐND Thành phố Hồ Chí Minh cũng quyết định đặt tên chính thức cho công viên trước Hội trường Thống Nhất (Quận 1) là Công viên 30 Tháng 4 và đặt tên cầu Trần Quý Kiên cho cây cầu qua đảo Kim Cương (TP Thủ Đức).

    Quyết định đổi tên hàng loạt tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh được thông qua vào sáng 11/12/2024 (Ảnh từ Internet)

    Quyết định đổi tên hàng loạt tuyến đường ở Thành phố Hồ Chí Minh được thông qua vào sáng 11/12/2024 (Ảnh từ Internet)

    Đất công trình giao thông là đất gì, thuộc nhóm đất nào?

    Theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Phân loại đất
    1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
    2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
    b) Đất trồng cây lâu năm;
    c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
    d) Đất nuôi trồng thủy sản;
    đ) Đất chăn nuôi tập trung;
    e) Đất làm muối;
    g) Đất nông nghiệp khác.
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    ...

    Theo đó, đất công trình là đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

    Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

    Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
    ...
    6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
    a) Đất công trình giao thông là đất xây dựng các công trình về giao thông, gồm đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người), điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải; cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;

    Như vậy, đất công trình giao thông là nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm những đường theo quy định trên.

    26