Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm các nội dung chủ yếu nào?

Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm các nội dung chủ yếu nào?Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm những gì?

Nội dung chính

    Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm các nội dung chủ yếu nào?

    Căn cứ Điều 17 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP như sau:

    1. Quyết định chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Tên dự án;
    b) Tên cơ quan có thẩm quyền;
    c) Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
    d) Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP;
    đ) Sơ bộ tổng mức đầu tư; sơ bộ phương án tài chính: cơ cấu nguồn vốn trong dự án, dự kiến khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;
    e) Cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
    2. Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung quyết định chủ trương đầu tư còn bao gồm tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
     

    Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm các nội dung chủ yếu nào?(Hình ảnh Internet)

    Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm những gì? 

    Theo Điều 18 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP như sau:

    1. Chủ trương đầu tư dự án PPP được điều chỉnh khi thay đổi mục tiêu, địa điểm, quy mô, loại hợp đồng dự án PPP, tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên hoặc tăng giá trị vốn nhà nước trong dự án PPP trong các trường hợp sau đây:

    a) Dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng;

    b) Quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi;

    c) Khi điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi.

    2. Cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP là cấp quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

    3. Trình tự trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Luật này đối với nội dung điều chỉnh.

    4. Hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư bao gồm:

    a) Tờ trình đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư;

    b) Nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

    c) Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

    d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.

    Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP gồm những gì?

    Tại Điều 19 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP như sau:

    1. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu khả thi căn cứ quyết định chủ trương đầu tư.

    2. Báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; kết quả tiếp thu ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư;

    b) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;

    c) Mục tiêu; quy mô; địa điểm; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;

    d) Tiến độ; thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng;

    đ) Thuyết minh yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công; hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan; liên hệ giữa các dự án thành phần (nếu có);

    e) Loại hợp đồng dự án PPP; phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án;

    g) Các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;

    h) Tổng mức đầu tư; phương án tài chính của dự án; dự kiến vốn nhà nước trong dự án và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có); kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay (nếu có); khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

    i) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    4