Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là gì? Vi phạm về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị bị xử phạt như thế nào?

Chuyên viên pháp lý Lê Ngọc Tú
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là gì? Vi phạm về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị bị xử phạt như thế nào? 

Nội dung chính

    Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là gì?

    Căn cứ khoản 30 điều 3 Luật Xây dựng 2014 bị thay thế bởi Điểm b Khoản 18 Điều 28 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về quy hoạch xây dựng như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    30. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

    Theo đó, quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

    Và tại khoản 4 điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 quy định về quy hoạch đô thị như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    4. Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

    Theo quy định trên, quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

    Quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là gì? Vi phạm về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị bị xử phạt như thế nào? (Hình ảnh từ internet)

    Vi phạm về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị bị xử phạt như thế nào? 

    Căn cứ điều 9 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị như sau:

    Vi phạm quy định về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị
    1. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh hoặc đồ án điều chỉnh quy hoạch không đúng yêu cầu, nguyên tắc, nội dung và thời gian quy định;
    b) Không lấy ý kiến hoặc lấy ý kiến không đúng quy định của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điều chỉnh, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định;
    c) Tổ chức lập bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) không phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng.
    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc tổ chức lập lại nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh, đồ án quy hoạch điều chỉnh, trình thẩm định phê duyệt đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch.
    b) Buộc tổ chức lấy ý kiến bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư có liên quan với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi chưa phê duyệt quy hoạch.
    c) Buộc tổ chức lập lại bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng.

    Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, “Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”.

    Như đã nêu ở trên, mức phạt tiền vi phạm hành chính cao nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm khảo sát xây dựng nếu cá nhân là 100 triệu đồng, còn với tổ chức là 200 triệu đồng và phải khắc phục hậu quả sau vi phạm.

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là bao lâu?

    Căn cứ khoản 1 điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt hành chính như sau:

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.

    Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là 2 năm.

    103
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ