Quy hoạch giao thông trong đồ án Quy hoạch chung đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn đến năm 2045 được phê duyệt nội dung gì?
Nội dung chính
Định hướng phát triển không gian đô thị Hói Đào theo khung giao thông chính như thế nào?
Quyết định 4596/QĐ-UBND Phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 được ban hành ngày 20/11/2024.
Theo khoản 5 Điều 1 Quyết định 4596/QĐ-UBND định hướng phát triển không gian đô thị được quy định như sau:
- Định hướng phát triển không gian đô thị Hói Đào có vị trí là cửa ngõ Đông Bắc của huyện Nga Sơn và của tỉnh Thanh Hóa thông qua đường ven biển; là điểm giao thoa của 2 hành lang kinh tế của tỉnh gồm hành lang kinh tế Đông Bắc (qua Quốc lộ 217 và Quốc lộ 217B) hành lang kinh tế ven biển (đường ven biển). Ngoài ra, là đô thị kết nối các đô thị phía Bắc, ven biển của tỉnh với đô thị động lực kinh tế biển phía Nam của tỉnh Ninh Bỉnh, Nam Định, Hải Phòng…nằm trong vùng phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch tín ngưỡng huyện Nga Sơn với tỉnh Ninh Bình.
- Mô hình phát triển không gian đô thị với hạt nhân là khu vực trung tâm đô thị mới phía Đông gần với đường ven biển. Toàn bộ đô thị được chia thành 4 khu vực phát triển (gồm 3 đơn vị ở và 1 khu chức năng phía Nam đường ven biển). Trong đó, các khu hiện có chủ yếu ổn định về mặt không gian, giữ nguyên mô hình ở sinh thái hiện nay (nhà ở kết hợp sân, ao vườn), bổ sung hệ thống hạ tầng, cải tạo chỉnh trang, tăng cường cây xanh đô thị, cây xanh đường phố.
Trong đó, Định hướng tổ chức không gian đô thị theo khung giao thông chính được quy định tại điểm d Khoản 5 Điều 1 Quyết định 4596/QĐ-UBND, bao gồm:
- Theo hướng Đông Bắc - Tây Nam gồm: Đường ven biển, đường tỉnh 524 hiện trạng và đường tỉnh 524 quy hoạch mới.
- Theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm: Đường nối KCN Bỉm Sơn - đường ven biển - cảng Lạch Sung qua đô thị. Các tuyến quy hoạch mới kết nối từ thị trấn Nga Sơn qua xã Nga Thanh đi đường ven biển. Tuyến Bắc kênh Hưng Long, và các tuyến cảnh quan dọc kênh Phú Sơn (kết nối từ đường ven biển đi Nga Thành, Nga Giáp); kênh Xuân Mai…
Như vậy, tỉnh Thanh Hoá phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị Hói Đào theo định hướng tổ chức không gian đô thị theo khung giao thông chính gồm hướng Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đông Nam.
Quy hoạch giao thông trong đồ án Quy hoạch chung đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn đến năm 2045 được phê duyệt nội dung gì? (Hình từ internet)
Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch giao thông như thế nào?
Căn cứ điểm 8.2 khoản 8 Điều 1 Quyết định 4596/QĐ-UBND quy định về định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch giao thông như sau:
8. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
...
8.2. Quy hoạch giao thông
...
8.2.1. Quy hoạch mạng lưới giao thông
a) Giao thông đối ngoại.
- Mạng lưới giao thông Quốc gia, Đường tỉnh gồm có 06 tuyến: Đường bộ ven biển (Tuyến 1): Đường nối KCN Bỉm Sơn - đường ven biển (Tuyến 2); đường tỉnh 524 (Tuyến 3); đường quy hoạch mới tuyến đường từ Nga Thủy đi Nga Thái hỗ trợ cho tuyến đường tỉnh 524 (Tuyến 4); đường tỉnh 527B (Tuyến 11): đường Bến Tín - Cầu Vàng (Tuyến 5).
- Mạng lưới giao thông đường huyện gồm có 07 tuyến: Từ thị trấn Nga Sơn - Nga Thanh - Nga Tân - đường ven biển (gồm 03 tuyến: Tuyến 9; Tuyến 10 và Tuyến 23); Từ Nga Thanh đi Nga Thủy (Tuyến 28); từ Nga Tiến – Nga Thái (Tuyến 19, Tuyến 20); Tuyến Nga Trường - Nga Hải - Nga Liên (Tuyến 12).
b) Đường liên khu vực:
- Các tuyến kết nối khu vực Đông Bắc và Tây Nam bao gồm 04 tuyến:
Đường tỉnh 524 (Tuyến 3); đường tỉnh 524 cải dịch đoạn phía Nam kênh Hưng Long (Tuyến 4); đường Nga Tiến – Nga Thái (tuyến 19); đường ven biển đến Nga Thái (Tuyến 20).
- Các tuyến kết nối Tây Bắc và Đông Nam gồm có 05 tuyến: phía Bắc kênh Hưng Long bao gồm Tuyến 5; đường tỉnh 527B hiện trạng (Tuyến 11); Phía Nam kênh Hưng Long bao gồm tuyến 09 và tuyến 10.
c) Đường chính khu vực bao gồm 09 tuyến: Tuyến 6, 7, 8, 12, 14, 23, 26, 29, 42.
8.2.2. Quy mô mặt cắt ngang các tuyến đường.
a) Đường chính đô thị bao gồm:
- Đường ven biển (Tuyến 1) đoạn qua đô thị: Chiều rộng đường là 73 m (gồm lộ giới đường ven biển là 48,0m + đường gom 25,0 m) cụ thể lòng đường chính rộng 15,0 m x 2 = 30,0 m; đường gom 2 bên rộng 7,5 m x 2 = 15,0 m; dải phân cách giữa 3,0 m + (7,5 m x 2) = 18 m; vỉa hè 2 bên rộng 5 m x 2 = 10,0 m.
- Đường nối KCN Bỉm Sơn với đường ven biển (Tuyến 2) chiều rộng đường là 42 m trong đó: lòng đường rộng 12,0 m x 2 = 24 m; dải phân cách rộng 3,0 m; hè đường rộng 7,5 m x 2 = 15,0 m.
- Đường từ kênh Hưng Long đến Nga Thái (Tuyến 4) có chiều rộng đường là 46 m. Trong đó lòng đường: 17,0 m; đường gom 2 bên rộng 7,5 m x 2 = 15 m; dải phân cách rộng 1,0 m x 2 = 2 m, vỉa hè rộng 5,0 m x 2 = 10 m.
b) Đường liên khu vực gồm 09 tuyến:
Tuyến đường từ kênh Hưng Long đến Nga Thủy (Tuyến 4) có chiều rộng đường là 46 m. Trong đó lòng đường rộng 17 m; đường gom rộng 7,5 m x 2 = 15 m; dải phân cách rộng 2 m x 2 = 4 m; vỉa hè rộng 5 m x 2 = 10 m. Tuyến đường trục cảnh quan ven kênh Phú Sơn (Tuyến 5) được thiết kế bao gồm 02 mặt cắt:
+ Đoạn qua khu trung tâm mới: có chiều rộng đường là 56,0 m. Trong đó
lòng đường dọc 2 bên kênh rộng 10,5 m x2 = 21 m; vỉa hè rộng 3 m + 7 m =10 m; chiều rộng kênh là 15m.
+ Đoạn qua khu vực hiện trạng có chiều rộng đường là 46 m. Trong đó lòng đường dọc 2 bên kênh là 7,5 m x 2 = 15 m; vỉa hè rộng 3 m + 5 m = 8 m; chiều rộng kênh là 15 m. Tuyến đường dọc kênh Tiến Thành (Tuyến 13) có chiều rộng đường là 38 m; lòng đường dọc 2 bên kênh là 7,5 m x 2 = 15 m; vỉa hè rộng 2 m + 5 m = 7 m; chiều rộng kênh là 9 m. Các tuyến đường có ký hiệu Tuyến 3, 9, 10, 11, 19 và 20 có chiều rộng đường là 27,0 m. Trong đó lòng đường rộng 15 m, vỉa hè rộng 6 m x 2 = 12 m.
c) Tuyến đường chính khu vực bao gồm 09 tuyến bao gồm quy mô mặt cắt như sau:
- Mặt cắt 3-3 có chiều rộng lòng đường là 40 m; lòng đường rộng 21 m; vỉa hè rộng 8 m x 2 = 16 m; dải phân cách rộng 3 m.
- Mặt cắt 4-4 có chiều rộng lòng đường là 38 m; lòng đường dọc 2 bên kênh là 7,5 x 2 = 15 m; vỉa hè rộng 2 m + 5 m = 7 m; chiều rộng kênh là 9 m.
- Mặt cắt 6-6 có chiều rộng lòng đường là 25 m; lòng đường rộng 15 m; vỉa hè rộng 5 m x 2 = 10 m.
d) Đường khu vực: gồm 02 dạng mặt cắt điển hình
- Mặt cắt 7-7 có chiều rộng lòng đường là 20,5 m; lòng đường rộng 10,5 m; vỉa hè rộng 5 m x 2 = 10 m.
- Mặt cắt 8-8 có chiều rộng lòng đường là 17,5 m; lòng đường rộng 7,5 m; vỉa hè rộng 5 m x 2 = 10 m
8.2.3. Định hướng tổ chức điểm đấu nối với đường tỉnh, đường chính đô thị
- Trên tuyến đường ven biển: Đoạn qua đô thị dài khoảng 2.290 m, tổ
chức 03 điểm đấu nối: Tuyến 05 (trục cảnh quan ven kênh Phú Sơn), Tuyến 12 (trục cảnh quan ven kênh Xuân Mai); và tuyến 11 (dọc sông Hưng Long).
- Trên tuyến đường nối KCN Bỉm Sơn với đường ven biển đoạn qua đô
thị dài 1.535 m, tổ chức 02 điểm đấu nối: tuyến 02 (đường tỉnh 524), tuyến 3 (đường quy hoạch tránh đường tỉnh 524), khoảng cách 02 điểm đấu nối: 730 m; và tổ chức 01 điểm đấu nối ngoài phạm vi lập quy hoạch: tuyến 8 (đường quy hoạch trục chính đô thị mới, qua sông Hưng Long, đấu nối tại xã Nga Tân).
8.2.4. Bến, bãi đỗ xe:
- Bến xe: Quy hoạch mới Bến xe cạnh phía Đông cầu Mỹ Liên, phía Nam
xã Nga Tiến có quy mô diện tích là 2,19 ha.
- Bãi đỗ xe công cộng: Hệ thống bãi đỗ xe công cộng được quy hoạch
phân tán đảm bảo phạm vi bán kính tại các khu vực công trình công cộng đô thị, trung tâm các nhóm ở, nơi tập trung đông người.
8.2.5. Giao thông công cộng: Tiếp tục khai thác, nâng cấp tuyến xe buýt
hiện có. Phát triển các tuyến xe buýt mới, tăng cường kết nối đô thị Hói Đào với các khu vực lân cận như thị trấn Nga Sơn, thành phố Thanh Hóa, huyện Hậu Lộc, Hà Trung... đảm bảo bán kính phục vụ của các tuyến (bố trí khoảng cách trung bình 500 m có 1 điểm dừng đón trả khách).
8.2.6. Giao thông đường thủy, bến cảng: Thực hiện theo Quy hoạch tỉnh
Thanh Hóa, khu vực gồm có:
- Giao thông đường thủy nội địa sông Càn, cấp kỹ thuật II (từ phao số 0 đến Hạ lưu sông Càn và từ cầu Sông Càn đến cầu Điền Hộ).
- Bến cảng nâng cấp bến cảng tổng hợp Mộng Giường công suất 50.000 tấn/năm.
Như vậy, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch giao thông là một phần quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của hệ thống giao thông. Việc quy hoạch đô thị trong mạng lưới giao thông hợp lý các tuyến đường, bến bãi, và hệ thống giao thông công cộng sẽ góp phần tạo ra một mạng lưới giao thông hiệu quả, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông.
Quy định thiết kế đô thị khu dân cư hiện hữu, khu dự kiến phát triển mới, cảnh quan đô thị?
Theo điểm a Khoản 9 Điều 1 Quyết định 4596/QĐ-UBND về Thiết kế đô thị khu vực dân cư hiện hữu, khu dự kiến phát triển mới, cảnh quan đô thị như sau:
- Khu vực dân cư hiện trạng: phần lớn có hình thái kiến trúc là dạng nhà ở kết hợp ao vườn, mang đậm bản sắc của địa phương. Do đó, trong quá trình đô thị hóa, cơ bản sẽ hạn chế việc xen lô, vào thửa đất, khuyến khích xây dựng nhà ở kết hợp với vườn ao, tạo nên môi trường sống sinh thái.
- Khu đô thị phát triển mới: cần phải được nghiên cứu hình thức kiến trúc kỹ lưỡng, tạo ra được bộ mặt kiến trúc đẹp cho đô thị. Các công trình kiến trúc phải xây dựng đẹp, phong phú về hình dáng, chỉ được phép xây dựng các công trình theo quy hoạch được duyệt.
Do đó, quy hoạch đô thị theo quy định thiết kế đô thị khu dân cư hiện hữu và khu dự kiến phát triển mới, cùng với cảnh quan đô thị đã được nêu rõ trong Quyết định 4596/QĐ-UBND.
Quyết định 4596/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 20/11/2024. Tải về tại đây.