Quy định về việc thi hành án đang tiến hành cần phải hoãn thi hành án áp dụng trong các trường hợp nào?

Dừng thi hành án vì có quyết định thu hồi đất thì có đúng không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này ?

Nội dung chính

    Quy định về việc thi hành án đang tiến hành cần phải hoãn thi hành án áp dụng trong các trường hợp nào?

    Căn cứ  vào Điều 48 Luật thi hành án dân sự 2008. Các trường hợp phải hoãn thi hành án:

     

    1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong các trường hợp sau đây:
    a) Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định;
    b) Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án;
    c) Người phải thi hành các khoản nộp ngân sách nhà nước không có tài sản hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản đó không đủ chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc có tài sản nhưng tài sản thuộc loại không được kê biên;
    d) Tài sản kê biên có tranh chấp đã được Tòa án thụ lý để giải quyết;
    đ) Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 179 của Luật này.


    Như vậy việc UBND Tỉnh Thái Bình có Quyết định số 173/QĐ-UBND không phải là căn cứ để Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án. 

    Tuy nhiên, việc UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định số 173/ QĐ – UBND, theo đó thu hồi toàn bộ diện tích đất cho Doanh nghiệp thiết bị dạy học Trần Tuấn và giao cho Sở Tài Chính xác định giá trị còn lại của tài sản trên đất thuê của doanh nghiệp này đã làm ảnh hưởng đến việc thi hành án. Bời vì, cũng lúc sẽ có 2 cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là : Sở Tài chính và Cục thi hành án dân sự tỉnh cùng đứng ra làm nhiệm vụ xác định giá trị tài sản trên đất thuê. Do đó, để tránh tranh chấp về thẩm quyền xác định tài sản trên đất nên Cục thi hành án tỉnh Thái Bình đang trờ kết quả thẩm định của Sở Tài Chính theo như giải trình trong Công văn số 265/CTHA về việc trả lời đơn của ông.

    Hơn nữa trong biên bản v/v tiếp, giải quyết khiếu nại đối với ông Võ Thiệu Huy, Tổng cục thi hành án dân sự đã kết luận “Sau khi có kết quả thẩm định giá để kê biên thì báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, theo Luật Đất đai và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật thì: người thuê đất của nhà nước mà trả tiền hàng tháng, khi có nghĩa vụ thi hành án, Cơ quan thi hành án vẫn có quyền kê biên tài sản gắn liền với đất bảo đảm thi hành án và người trúng đấu giá có quyền được thuê tiếp. Trường hợp UBND tỉnh Thái Bình không đồng ý hoặc có ý kiến khác thì kịp thời báo cáo Tổng cục để Tổng cục có kế hoạch trao đổi, làm việc với UBND tỉnh Thái Bình”.

    Theo đó, trong trường hợp Sở Tài Chính hoặc Cục thi hành án có kết quả thẩm định giá để kê biên thì ông có thể làm đơn yêu cầu Cục thi hành án Thái bình thực hiện việc Thi hành án theo bản án số 37/KD – TMPT đối với phần tài sản trên đất thuê của doanh nghiệp Trần Tuấn. Trong trường hợp UBND tỉnh không đồng ý hoặc có ý kiến khác về việc kê biên tài sản trên đất thì ông có thể yêu cầu Cục thi hành án tỉnh Thái Bình hoặc có thể làm đơn báo cáo Tổng cục thi hành án để giải quyết quền lợi cho mình.

    9