Quy định về việc mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Quyền của tác giả giống cây trồng là gì?
Căn cứ Điều 185 Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả giống cây trồng có các quyền sau đây:
- Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng.
- Nhận thù lao theo quy định tại Điều 191 Luật Sở hữu trí tuệ.
Quy định về việc mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 187 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì việc mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định cụ thể bao gồm:
- Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc chủ yếu từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
Giống cây trồng được coi là có nguồn gốc chủ yếu từ giống được bảo hộ, nếu giống cây trồng đó vẫn giữ lại biểu hiện của các tính trạng thu được từ kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen của giống được bảo hộ, trừ những tính trạng khác biệt là kết quả của sự tác động vào giống được bảo hộ;
- Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ;
- Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005.