Quy định về việc đóng thuế xây dựng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay
Nội dung chính
Quy định về việc đóng thuế xây dựng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay
Theo quy định tại Công văn 3700/TCT/DNK về thu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân:
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và các văn bản thi hành Luật thì: Đối tượng nộp thuế GTGT và thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Theo quy định nêu trên thì các tổ chức, cá nhân có hoạt động xây dựng là đối tượng phải đăng ký, kê khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kinh doanh hoặc nơi thực hiện xây dựng công trình, nhưng hiện nay nhiều nhà thầu xây dựng khi nhận thầu xây dựng (nhất là nhà ở của người dân) không thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng Luật;
Có thể thấy khi tiến hành hoạt động xây dựng nhà ở thì bạn phải có nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với cơ quan thuế tại địa phương chứ không phải có hạn mức 2 hay 10 năm, việc đăng ký phải làm ngay khi bạn được cấp giấy phép xây dựng. Về cách tính thuế giá trị gia tăng thì sẽ theo công thức chung là giá tính thuế nhân với thuế suất.Thuế suất đối với việc xây dựng nhà ở là 10% theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và giá tính thuế được quy định cụ thể tại Điểm g Khoản 1 Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng 2008:
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị.
Ngoài ra, do không rõ bạn là doanh nghiệp hay là cá nhân hoặc pháp nhân không phải là doanh nghiệp, nên nếu bạn là doanh nghiệp thì còn phải chịu thêm thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp này, căn cứ quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 về thu nhập chịu thuế:
1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.
Và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xác định theo quy định tại Điều 10Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và đối tượng được ưu đãi về thuế suất quy định tại Điều 13 của Luật này.
Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% quy định tại khoản này chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
2. Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.
3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Trên đây là tư vấn về việc đóng thuế xây dựng. Bạn nên tham khảo chi tiết Công văn 3700/TCT/DNK để nắm rõ quy định này.