Quy định về lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật bao gồm những gì?

Quy định về việc lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật hiện nay bao gồm các bước thực hiện nào để bảo đảm tính minh bạch và đúng pháp lý?

Nội dung chính

    Quy định về lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật bao gồm những gì?

    Tại Điều 11 Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, có quy định về lập và lưu trữ Hồ sơ giải quyết khiếu nại như sau:

    Đơn vị chủ trì việc giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết khiếu nại. Hồ sơ phải có đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời trình bày của người khiếu nại (nếu có); văn bản thông báo việc thụ lý khiếu nại; quyết định phân công xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại (nếu có); văn bản giải trình của người bị khiếu nại hoặc biên bản làm việc với người bị khiếu nại; tài liệu, chứng cứ đã xác minh, thu thập được; báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại (nếu có); các tài liệu khác có liên quan.

    Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật và của Ngành.

    Trên đây là nội dung tư vấn.

    Trân trọng!

    9