Quy định về hồ sơ khám giám định phúc quyết đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh ra sao?

Hồ sơ khám giám định phúc quyết với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh ra sao? Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của đối tượng khám giám định thế nào?

Nội dung chính

    Quy định về hồ sơ khám giám định phúc quyết đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh ra sao?

    Khám giám định phúc quyết là khám giám định do Hội đồng GĐYK cấp Trung ương thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân không nhất trí với kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định trước đó hoặc do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh;

    Hồ sơ khám giám định phúc quyết đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh được pháp luật quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH hướng dẫn giám định thương tật đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế ban hành như sau: 

    - Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước bao gồm:

    + Văn bản yêu cầu khám giám định phúc quyết của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    + Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều: 6, 7, 8, 9 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng, kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu.

    - Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo đề nghị của đối tượng khám giám định bao gồm:

    + Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của Hội đồng GĐYK tỉnh đã khám giám định cho đối tượng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK ký xác nhận và đóng dấu. Văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng và đề nghị khám giám định phúc quyết, kèm theo Giấy đề nghị khám giám định của đối tượng;

    + Hồ sơ GĐYK theo quy định tại một trong các Điều: 6, 7, 8, 9 Thông tư này phù hợp với từng đối tượng, kèm theo bản sao bệnh án khám giám định, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký xác nhận và đóng dấu.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về hồ sơ khám giám định phúc quyết đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

    10