Quy định về cơ sờ thờ tự của tổ chức tôn giáo là di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng tại Việt Nam như thế nào?

Cơ sờ thờ tự của tổ chức tôn giáo là di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định về cơ sờ thờ tự của tổ chức tôn giáo là di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng tại Việt Nam như thế nào?

    Cơ sờ thờ tự của tổ chức tôn giáo là di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng tại Việt Nam được hướng dẫn tại Tiểu mục 2 Mục III Thông tư 01/1999/TT-TGCP hướng dẫn Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo do Ban Tôn Giáo Chính Phủ ban hành.

    Theo đó, việc sửa chữa, xây dựng tại cơ sở thờ tự được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh thực hiện theo Điều 11, Nghị định 288/HĐBT ngày 31/12/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định thi hành "Pháp lệnh bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh".

    Khu vực I phải bảo tồn nguyên trạng mọi yếu tố gốc còn lại. Nghiêm cấm bất cứ một sự thay đổi, bổ sung mới dù là nhỏ nhất. Trường hợp có trùng tu di tích phải theo đúng kiểu mẫu cũ.

    Khu vực II là khu vực bao quanh khu vực I có thể xây dựng được tượng đài, bia tháp hoặc các công trình văn hoá khác nhằm mục đích tôn tạo khu di tích, thắng cảnh.

    Khu vực III là khung cảnh thiên nhiên và thắng cảnh của di tích; có thể xây dựng thêm những công trình dịch vụ như nhà tiếp khách, nhà văn hoá hoặc vườn hoa, công viên nhưng phải bảo đảm sự hài hoà trong không gian của di tích thắng cảnh.

    Mọi công trình xây dựng trên khu vực bảo vệ của di tích thắng cảnh đã được xếp hạng phải được phép của Bộ Văn hoá - Thông tin.

     

    23