Quy định của pháp luật về việc từ chối yêu cầu cung cấp thông tin như thế nào?

Cơ quan nhà nước thực hiện từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp như thế nào theo quy định? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật về việc từ chối yêu cầu cung cấp thông tin như thế nào?

    Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin được quy định tại Điều 28 Luật Tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) như sau: 

    1. Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
    a) Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này;
    b) Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
    c) Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;
    d) Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;
    đ) Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan;
    e) Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.
    2. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Trên đây là nội dung tư vấn về từ chối yêu cầu cung cấp thông tin. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tiếp cận thông tin 2016.

    29