Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Quy định của pháp luật về định mức giờ giảng của nhà giáo trình độ sơ cấp như thế nào?

Định mức giờ giảng của nhà giáo trình độ sơ cấp được quy định thế nào? Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học là bao lâu?

Nội dung chính

    Quy định của pháp luật về định mức giờ giảng của nhà giáo trình độ sơ cấp như thế nào?

    Định mức giờ giảng của nhà giáo trình độ sơ cấp được quy định tại Điều 8 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

    1. Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học: Từ 500 đến 580 giờ chuẩn.
    Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng mô-đun, trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng cho phù hợp trong năm học.
    2. Định mức giờ giảng cho công chức, viên chức quản lý, viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ đủ tiêu chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo và quá trình học tập của học viên, học sinh để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo được quy định như sau:
    a) Giám đốc: 30 giờ chuẩn/năm;
    b) Phó giám đốc: 40 giờ chuẩn/năm;
    c) Trưởng phòng hoặc tổ trưởng hoặc tương đương: 60 giờ chuẩn/năm;
    d) Phó trưởng phòng hoặc tổ phó hoặc tương đương: 70 giờ chuẩn/năm;
    đ) Viên chức các phòng hoặc tổ chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo; quản lý học viên, học sinh: 80 giờ chuẩn/năm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về định mức giờ giảng của nhà giáo trình độ sơ cấp. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH.

    16