Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn trong nhiệm vụ đặt hàng cấp Bộ Quốc phòng?
Nội dung chính
Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn trong nhiệm vụ đặt hàng cấp Bộ Quốc phòng?
Theo Điều 18 Thông tư 180/2019/TT-BQP quy định phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn như sau:
Hội đồng tư vấn làm việc bằng các phiên họp. Phiên họp của Hội đồng tư vấn phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch được chủ tịch Hội đồng tư vấn ủy quyền, 01 ủy viên phản biện.
- Trước phiên họp Hội đồng tư vấn ít nhất 07 ngày làm việc, thư ký hành chính phải gửi tài liệu đến các thành viên Hội đồng tư vấn. Tài liệu gồm:
+ Đề xuất nhiệm vụ đặt hàng.
+ Trích lục quy định tại các Điều 9, 10, 11 và 16 của Thông tư này.
+ Các biểu mẫu, phụ lục cần thiết.
+ Kết quả tra cứu thông tin của các đề tài, dự án có liên quan đã và đang thực hiện theo Mẫu M8-KQTrC ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Tài liệu chuyên môn liên quan khác (nếu có).
- Các thành viên Hội đồng tư vấn chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá đề xuất nhiệm vụ đặt hàng theo mẫu quy định ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về thư ký hành chính trước phiên họp của Hội đồng tư vấn một ngày làm việc (đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm: Mẫu M8-TVHĐ; đề án khoa học theo Mẫu M9-TVHĐ; dự án khoa học và công nghệ theo Mẫu M10-TVHĐ).
- Các ý kiến của thành viên của Hội đồng tư vấn được thư ký hành chính tổng hợp để Hội đồng tư vấn thảo luận. Sau khi thảo luận, Hội đồng tư vấn kết luận. Thành viên Hội đồng tư vấn có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của Hội đồng tư vấn. Thành viên Hội đồng tư vấn chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của Hội đồng tư vấn.
- Hội đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Kết luận của Hội đồng tư vấn được thông qua khi trên 3/4 số thành viên có mặt nhất trí bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Đại diện các cơ quan, đơn vị có đề xuất nhiệm vụ đặt hàng được mời tham dự phiên họp của Hội đồng tư vấn.