Phường Tân Mỹ TPHCM gồm những phường nào sau sáp nhập?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Phường Tân Mỹ TPHCM gồm những phường nào sau sáp nhập? Thửa đất thay đổi địa chỉ do sáp nhập tỉnh thành có thu hồi sổ đỏ không?

Nội dung chính

    Phường Tân Mỹ TPHCM gồm những phường nào sau sáp nhập?

    Phường Tân Mỹ TPHCM gồm những phường nào?

    Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025.

    Theo đó, trên cơ sở Đề án 356/ĐA-CP ngày 09/05/2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh (mới) năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có việc sáp nhập các phường của Quận 7 (cũ) như sau:

    - Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Bình Thuận, Tân Thuận Đông và Tân Thuận Tây thành phường mới có tên gọi là phường Tân Thuận.

    - Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Phú Thuận và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Phú Mỹ (Quận 7) thành phường mới có tên gọi là phường Phú Thuận.

    - Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Tân Phú (Quận 7) và phần còn lại của phường Phú Mỹ (Quận 7) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 19 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Tân Mỹ.

    - Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Tân Phong, Tân Quy, Tân Kiểng và Tân Hưng thành phường mới có tên gọi là phường Tân Hưng.

    Như vậy, phường Tân Mỹ TPHCM bao gồm phường Tân Phú và phần còn lại của phường Phú Mỹ (Quận 7 cũ)

    Trên đây là nội dung về Phường Tân Mỹ TPHCM gồm những phường nào sau sáp nhập?

    Phường Tân Mỹ TPHCM gồm những phường nào sau sáp nhập?

     

    Phường Tân Mỹ TPHCM gồm những phường nào sau sáp nhập? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:

    (1) Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

    - Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

    - Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;

    - Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

    - Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

    (2) Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

    - Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

    - Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    (3) Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    - Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;

    - Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

    Thửa đất thay đổi địa chỉ do sáp nhập tỉnh thành có thu hồi sổ đỏ không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 152 Luật Đất đai 2024:

    Theo đó, các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đã cấp bao gồm:

    - Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp;

    - Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp;

    - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    - Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp giấy chứng nhận;

    - Giấy chứng nhận đã cấp bị Tòa án có thẩm quyền tuyên hủy;

    - Trường hợp đấu giá, giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án mà người phải thi hành án không nộp giấy chứng nhận đã cấp.

    Theo quy định trên, việc sáp nhập tỉnh, thành không phải là căn cứ để nhà nước thu hồi sổ đỏ.

    Bên cạnh đó, căn cứ vào Công văn 991/BNNMT-QLĐĐ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

    Việc chỉnh lý thông tin thửa đất (số tờ, số thửa, địa chỉ...) chỉ thực hiện khi:

    - Người sử dụng đất có nhu cầu

    - Có thủ tục hành chính khác về đất đai được thực hiện đồng thời (như tách thửa, chuyển nhượng...)

    - Nếu hết dòng trống để xác nhận thay đổi trên sổ, thì sẽ cấp mới sổ và thu hồi sổ cũ.

    Tóm lại, việc sáp nhập tỉnh, thành không phải là lý do để thu hồi sổ đỏ. Tuy nhiên, trong quá trình điều chỉnh địa giới hành chính hoặc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, có thể phát sinh những trường hợp dẫn đến việc thu hồi sổ đỏ theo quy định của pháp luật.

    Ví dụ, thửa đất thay đổi địa chỉ do sáp nhập tỉnh thành, hoặc thay đổi kích thước, số hiệu thửa đất do đo đạc lại, cơ quan nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ cũ để cấp sổ mới theo điểm b khoản 2 điều 152 Luật Đất đai năm 2024.

    saved-content
    unsaved-content
    1