Phường Nghĩa Tân sau sáp nhập đổi thành gì theo Nghị quyết 1656?

Phường Nghĩa Tân sau sáp nhập đổi thành gì theo Nghị quyết 1656? Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, đầu tư giữa các đơn vị hành chính cấp xã là gì?

Nội dung chính

    Phường Nghĩa Tân sau sáp nhập đổi thành gì theo Nghị quyết 1656?

    Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các ĐVHC cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025 có quy định về phường Nghĩa Tân sau sáp nhập đổi thành gì? như sau:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
    Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
    [...]
    21. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thịnh Liệt, phường Yên Sở, xã Tứ Hiệp, phần còn lại của phường Hoàng Liệt sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 16, 19, 20 Điều này và phần còn lại của phường Trần Phú sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 15, khoản 16 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Yên Sở.
    22. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Trung Hoà và Trung Văn thành phường mới có tên gọi là phường Thanh Xuân.
    23. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hạ Đình, Khương Đình, Khương Trung, một phần diện tích tự nhiên của phường Đại Kim và xã Tân Triều, phần còn lại của phường Thanh Xuân Trung và phường Thượng Đình sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 22 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Khương Đình.
    24. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Khương Mai, phần còn lại của phường Thịnh Liệt sau khi sắp xếp theo quy định tại các khoản 16, 19, 21 Điều này, phần còn lại của phường Phương Liệt sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 18 Điều này, phần còn lại của phường Định Công sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 19 Điều này, phần còn lại của phường Khương Đình và phường Khương Trung sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 23 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Phương Liệt.
    25. Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 và Yên Hòa thành phường mới có tên gọi là phường Cầu Giấy.
    26. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Nghĩa Tân, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cổ Nhuế 1, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Xuân La, Xuân Tảo và phần còn lại của các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 25 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Nghĩa Đô.
    [...]

    Theo đó, sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Nghĩa Tân, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cổ Nhuế 1, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Xuân La, Xuân Tảo và phần còn lại của các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Quan Hoa sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 25 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 thành phường mới có tên gọi là phường Nghĩa Đô.

    Như vậy, phường Nghĩa Tân sau sáp nhập đổi thành phường Nghĩa Đô theo Nghị quyết 1656.

    Phường Nghĩa Tân sau sáp nhập đổi thành gì theo Nghị quyết 1656?

    Phường Nghĩa Tân sau sáp nhập đổi thành gì theo Nghị quyết 1656? (Hình từ Internet)

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, đầu tư giữa các đơn vị hành chính cấp xã là gì?

    Căn cứ tại Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, đầu tư giữa các đơn vị hành chính cấp xã như sau:

    - Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của cấp mình, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, các quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng, giao thông trên địa bàn bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy hoạch, kế hoạch của chính quyền địa phương cấp tỉnh và quy hoạch chung của cấp mình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách cấp mình trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình và các nội dung khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

    - Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật về đầu tư công; quyết định biện pháp huy động sự đóng góp của Nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, công trình công cộng, phúc lợi trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

    - Quyết định biện pháp thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các đơn vị hành chính cấp xã;

    - Quyết định chương trình, biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    saved-content
    unsaved-content
    1