Phường Nghĩa Đô sau sáp nhập bao gồm những phường nào?
Nội dung chính
Phường Nghĩa Đô sau sáp nhập bao gồm những phường nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Điều 1. Đơn vị hành chính
1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành 02 cấp, gồm có:
a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
b) Xã, phường, đặc khu trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã).
Xã là đơn vị hành chính ở nông thôn; phường là đơn vị hành chính ở đô thị; đặc khu là đơn vị hành chính ở một số hải đảo có vị trí quan trọng được thành lập phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, đặc điểm dân cư và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Như vậy, đơn vị hành chính của Việt Nam gồm 02 cấp là cấp tỉnh và cấp xã (bỏ cấp huyện).
Theo đó, căn cứ từ khoản 25 đến khoản 27 Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025, các phường được sáp nhập và đặt tên mới là phường Nghĩa Đô, bao gồm các phường sau:
Phường Nghĩa Tân + một phần phường Cổ Nhuế 1 + một phần phường Mai Dịch + một phần phường Nghĩa Đô + một phần phường Xuân La + một phần phường Xuân Tảo + phần còn lại của phường Dịch Vọng + phần còn lại của phường Dịch Vọng Hậu + phần còn lại của phường Quan Hoa | Phường Nghĩa Đô |
Phường Nghĩa Đô sau sáp nhập bao gồm những phường nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 16 và 17 Điều 23 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
(1) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, hạ tầng đô thị bảo đảm sự phát triển đồng bộ, liên thông, thống nhất, hài hòa giữa các khu vực đô thị trên địa bàn; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo phân cấp và theo quy định của pháp luật;
(2) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đô thị, quản lý rác thải, nước thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ không gian xanh và hệ sinh thái đô thị theo quy định của pháp luật;
(3) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đô thị; kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị theo quy định của pháp luật;
(4) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông, phòng chống cháy, nổ, bảo đảm môi trường sống an toàn cho cư dân đô thị theo quy định của pháp luật;
(5) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý dân cư đô thị, phòng chống các tệ nạn xã hội ở đô thị theo quy định của pháp luật;
(6) Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ không gian, kiến trúc và cảnh quan đô thị;
(7) Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động tự quản của tổ dân phố trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện gì?
Tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) quy định việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; việc thành lập đặc khu ở hải đảo còn phải bảo đảm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, thu hút người dân sinh sống tại đặc khu và phù hợp với chủ trương của cấp có thẩm quyền;
- Bảo đảm đoàn kết, bình đẳng các dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo thuận lợi cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.