Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về những biện pháp kiểm tra, giám sát biên phòng?

Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về những biện pháp kiểm tra, giám sát biên phòng? Điều này được quy định ở văn bản pháp luật hiện hành nào?

Nội dung chính

    Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về những biện pháp kiểm tra, giám sát biên phòng?

    Những biện pháp kiểm tra, giám sát biên phòng được quy định tại Điều 20 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng (có hiệu lực từ ngày 20/08/2017) như sau:

    1. Kiểm tra, đối chiếu thông tin khai báo trong các bản khai điện tử, bản khai giấy do người làm thủ tục nộp với các loại giấy tờ do người làm thủ tục xuất trình.
    2. Kiểm tra, đối chiếu giữa các loại giấy tờ quy định điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định này với nhân dạng của người mang các loại giấy tờ đó.
    3. Kiểm tra, đối chiếu giữa nội dung ghi trong các loại giấy tờ quy định tại các điểm c, d khoản 4 Điều 18 Nghị định này với hoạt động của người, phương tiện được cấp các loại giấy tờ đó.
    4. Kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền trong các trường hợp:
    a) Tàu chở khách du lịch quốc tế;
    b) Tàu thuyền, người đi trên tàu thuyền có dấu hiệu rõ ràng vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, an ninh;
    Trường hợp tàu thuyền, người đi trên tàu thuyền có hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hải quan, hàng hải và phòng, chống dịch bệnh, Biên phòng cửa khẩu cảng có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng;
    c) Có người trốn trên tàu thuyền;
    d) Có căn cứ xác định thông tin khai báo về tàu thuyền, thuyền viên, hành khách không đầy đủ, không chính xác;
    đ) Xét thấy cần thiết theo văn bản đề nghị của chủ tàu hoặc thuyền trưởng;
    e) Đồn trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng quyết định việc thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp tại tàu thuyền và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
    5. Giám sát theo khu vực tại cầu cảng, vùng nước cảng.
    6. Giám sát trực tiếp tại cổng cảng, trạm kiểm soát.
    7. Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật.
    8. Tuần tra, kiểm soát cơ động.
    9. Các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, các loại giấy tờ quy định Điểm b Khoản 4 Điều 18 Nghị định này bao gồm: hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài; hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.

    Trên đây là nội dung tư vấn về những biện pháp kiểm tra, giám sát biên phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 77/2017/NĐ-CP.

    7