Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về lập dự toán kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự?
Nội dung chính
Pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định như thế nào về lập dự toán kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự?
Việc lập dự toán kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Quy định việc lập dư toán kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
Lập dự toán:
Các cơ quan thi hành án dân sự lập dự toán kinh phí thực hiện cưỡng chế thi hành án gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách hàng năm theo quy định, trong đó tách riêng làm hai phần:
- Phần kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án;
- Phần kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án theo chế độ quy định..
Như vậy kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự phải dự trù, hàng năm trình cấp có thẩm quyền để phê duyệt mức dự toán đó, dự toán kinh phí ngân sách hàng năm được chia thành 2 phần đó là phần kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án và phần kinh phí để đảm bảo chi phí cưỡng chế khác theo quy định của pháp luật
Trên đây là quy định về việc lập dự toán kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này bạn có thể tham khảo tại Thông tư 200/2016/TT-BTC.