Phân tích đánh giá thông tin đã thu thập khi kiểm toán Ngân sách nhà nước thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Phân tích đánh giá thông tin đã thu thập khi kiểm toán Ngân sách nhà nước thực hiện như thế nào?
Phân tích đánh giá thông tin đã thu thập khi kiểm toán Ngân sách nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định 02/2013/QĐ-KTNN năm 2013 về Quy trình kiểm toán Ngân sách nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:
- Đánh giá độ tin cậy, tính hợp pháp, hợp lệ của các thông tin thu thập được.
- Tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các tài liệu do các bộ, ngành và địa phương báo cáo theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin liên quan khác về bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị trực thuộc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phân tích, đánh giá tình hình thu, chi ngân sách nhà nước (phân tích tổng quát báo cáo quyết toán ngân sách bộ, ngành, địa phương và các vấn đề liên quan).
- Phân tích, đánh giá về môi trường kiểm soát thu, chi ngân sách nhà nước.
- Đánh giá về tổ chức công tác kế toán.
- Đánh giá về các quy định nội bộ (về tổ chức và hoạt động) về kiểm soát, kiểm tra, thanh tra thu, chi ngân sách nhà nước, về các quy định quản lý, điều hành thu, chi ngân sách.
- Đánh giá việc chấp hành các quy định, quy chế nội bộ trong lập, chấp hành, quyết toán thu, chi Ngân sách Nhà nước của các đơn vị thuộc bộ, ngành và địa phương.
- Đánh giá về hoạt động kiểm soát, kiểm tra, thanh tra thu, chi ngân sách (chủ yếu do các cơ quan: Thanh tra chính phủ; Thanh tra tài chính, Thanh tra Thuế, Kho bạc nhà nước thực hiện).
- Đánh giá tổng hợp về độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ của bộ, ngành và địa phương.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.