Những việc tiến hành sau phiên tòa sơ thẩm là gì?

Những việc tiến hành sau phiên tòa sơ thẩm là gì? Cần tiến hành sau phiên tòa sơ thẩm như thế nào?

Nội dung chính

    Những việc tiến hành sau phiên tòa sơ thẩm là gì?

    Những việc tiến hành sau phiên tòa sơ thẩm bao gồm: sữa chữa, bổ sung bản án và Cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án được quy định như sau:

    (1) Sửa chữa, bổ sung bản án.

    Việc sửa chữa, bổ sung bản án được quy định tại Điều 268 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015. Theo quy định này việc sửa chữa, bổ sung bản án được thực hiện như sau:

    - Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.

    - Trường hợp cần sửa chữa, bổ sung bản án theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự.

    Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án.

    (2) Cấp trích lục bản án, bản án.

    Để tạo điều kiện cho các bên đương sự biết rõ được quyền và nghĩa vụ của mình đã được tòa án quyết định trong bản án, làm cơ sở cho việc thi hành án đồng thời bảo đảm cho đương sự, cơ quan tổ chức khởi kiện thực hiện quyền kháng nghị thì việc cấp trích lục bản, bản án là trách nhiệm của tòa án đã xét xử vụ án. Điều 269 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định việc cấp trích lục bản án; giao, gửi bản án được thực hiện như sau:

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.

    - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

    - Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và công bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp.

    Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải được Tòa án cấp sơ thẩm gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường nhà nước.

    Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án cho Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân đó theo quy định của Luật hộ tịch.

    Thời hạn niêm yết, công bố, gửi bản án, thông báo quy định tại khoản này là 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

    - Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ bản án, quyết định của Tòa án có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

     

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    25
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ