Những khoản chi phí nào cần phải bồi thường khi xâm phạm mồ mả? Việc yêu cầu bồi thường danh dự lên tới 1000 tỷ đồng có hợp lý không?

Phải bồi thường những khoản chi phí nào khi xâm phạm mồ mả? Đòi bồi thường danh dự 1000 tỷ đồng có đúng không? Xe tải làm đứt đường dây điện phải bồi thường không?

Nội dung chính

    Xâm phạm mồ mả phải bồi thường những khoản chi phí nào?

    Nhờ tư vấn trường hợp cá nhân xâm phạm mồ mả phải bồi thường những chi phí nào theo quy định của pháp luật?

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả cụ thể như sau:

    Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

    Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

    Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Theo quy định này, có thể xác định 02 loại chi phí (khoản tiền) mà cá nhân, pháp nhân xâm phạm mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại gồm:

    - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.

    - Một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết (nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết).

    Những khoản chi phí nào cần phải bồi thường khi xâm phạm mồ mả? Việc yêu cầu bồi thường danh dự lên tới 1000 tỷ đồng có hợp lý không?

    Những khoản chi phí nào cần phải bồi thường khi xâm phạm mồ mả? Việc yêu cầu bồi thường danh dự lên tới 1000 tỷ đồng có hợp lý không? (Hình Internet)

    Đòi bồi thường danh dự 1000 tỷ đồng có đúng không?

    Mấy hôm nay có thông tin bà Giàu khởi kiện bà Phương Hằng đòi 1000 tỷ bồi thường vì đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Vậy đòi bồi thường số tiền đó có cơ sở không?

    Trả lời:

    Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức bồi thường thiệt hại danh dự, nhân phẩm như sau:

    - Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

    + Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

    + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

    + Thiệt hại khác do luật quy định.

    - Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Theo quy định nêu trên, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Mà theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng.

    Do đó, nếu các bên không thỏa thuận được thì mức bồi thường không quá 14.900.000 đồng.

    Như vậy, trường hợp này 2 bên không thỏa thuận được về mức bồi thường thì việc đòi bồi thường danh dự nhân phẩm 1000 tỷ đồng là không có cơ sở.

    Xe tải làm đứt đường dây điện phải bồi thường không?

    Tôi là chủ một xe tải chuyên chở vật liệu. Nay tôi có nhận được một đơn hàng chở vật liệu xây dựng vào khu dân cư. Tuy nhiên hệ thống điện trong khu này không đáp ứng chiều cao theo quy định, nên không may xe tôi vướng phải và làm đứt hệ thống đó. Vậy trong trường hợp này tôi có phải bồi thường hay không?

    Trả lời:

    Căn cứ quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
    Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Theo như thông tin của anh, do anh là chủ của xe chở vật liệu xây dựng, khi vận hành mà anh tuân thủ theo đúng các quy định về trọng tải, chiều cao hàng hóa. Việc đứt dây điện có nguyên nhân là do hệ thống dây điện không được mắc ở độ cao an toàn theo quy định. Nên anh không có trách nhiệm phải bồi thường hậu quả do việc đứt dây điện, do lỗi phát sinh từ người sở hữu đường dây điện đã không thực hiện đúng quy định.

    11