Những điều kiện cần thiết để thi chứng chỉ hành nghề kế toán là gì? Tiêu chuẩn nào áp dụng cho người làm kế toán?

Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán là gì? Người làm kế toán phải có những tiêu chuẩn nào? Nhiệm vụ của người hành nghề kế toán được quy như thế nào?

Nội dung chính

    Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán là gì?

    Tại Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC có quy định về điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán như sau:

    Điều kiện dự thi

    Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

    2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;

    3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;

    4. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;

    5. Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán.

    Như vậy, điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán là:

    (1) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.

    (2) Thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:

    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán

    - Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học.

    - Có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp.

    (3) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.

    (4) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;

    (5) Không thuộc các đối tượng quy định như sau:

    - Người chưa thành niên.

    - Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

    - Người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    - Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    - Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

    Điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán là gì? Người làm kế toán phải có những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)

    Người làm kế toán phải có những tiêu chuẩn nào?

    Theo Điều 51 Luật Kế toán 2015 quy định về tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán cụ thể như sau:

    Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán

    1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

    a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

    b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

    2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.

    3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.

    Như vậy, người làm kế toán phải có những tiêu chuẩn sau đây:

    - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

    - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.

    Nhiệm vụ của người hành nghề kế toán được quy như thế nào?

    Tại Điều 4 Luật Kế toán 2015 quy định về nhiệm vụ của người hành nghề kế toán như sau:

    - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

    - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

    - Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

    - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

    3