Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất không?

Khi đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương thì nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu không?

Nội dung chính

    Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất không?

    Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 63 Luật Đấu Thầu 2023 về xét duyệt trúng thầu quy định như sau:

    Xét duyệt trúng thầu
    1. Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
    a) Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
    b) Đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm;
    c) Đáp ứng yêu cầu về phương án đầu tư kinh doanh;
    d) Đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương;
    đ) Có điểm tổng hợp về năng lực, kinh nghiệm, phương án đầu tư kinh doanh và hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương cao nhất.
    2. Đối với nhà đầu tư không được lựa chọn, thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải nêu lý do nhà đầu tư không trúng thầu.

    Như vậy, nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương và các điều kiện khác theo quy định trên.

    Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất không?

    Nhà đầu tư được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất không? (Hình từ Internet)

    Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh có cần bao gồm thông tin về điều kiện sử dụng đất của dự án đầu tư kinh doanh không?

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 73 Luật Đấu Thầu 2023 về xét duyệt trúng thầu quy định như sau:

    Nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh
    1. Hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
    a) Thông tin về các bên ký kết hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng;
    b) Thông tin về dự án đầu tư kinh doanh, bao gồm: mục tiêu, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án; quy mô và tổng vốn đầu tư; điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác (nếu có); phương án, yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức xây dựng công trình phụ trợ (nếu có); bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;
    c) Trách nhiệm thực hiện thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức xây dựng công trình phụ trợ (nếu có); giao đất, cho thuê đất (nếu có);
    d) Nghĩa vụ của nhà đầu tư trong việc thực hiện các cam kết đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu; việc thành lập doanh nghiệp để quản lý dự án đầu tư kinh doanh (nếu có);
    đ) Bảo đảm thực hiện hợp đồng; các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên;
    e) Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.
    2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh cần bao gồm thông tin về điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác (nếu có) của dự án đầu tư kinh doanh.

    Việc tổ chức đấu thầu quốc tế có được thực hiện đối với dự án thực hiện tại khu vực hạn chế sử dụng đất không?

    Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 11 Luật Đấu Thầu 2023 về đấu thầu quốc tế quy định như sau:

    Đấu thầu quốc tế
    1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
    a) Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay;
    b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc gói thầu được sơ tuyển, mời quan tâm hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia;
    c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án, người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức đấu thầu quốc tế;
    d) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế.
    2. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện đối với các dự án đầu tư kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
    a) Dự án thuộc danh mục ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
    b) Dự án cần thực hiện đấu thầu trong nước do yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
    c) Dự án thực hiện tại khu vực hạn chế sử dụng đất, khu vực biển hạn chế sử dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan;
    d) Dự án có tổng vốn đầu tư dưới 800 tỷ đồng;
    đ) Dự án không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này và đã công bố, thông báo mời quan tâm tổ chức đấu thầu quốc tế nhưng không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

    Như vậy, việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện đối với các dự án đầu tư kinh doanh sau:

    - Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.

    Ngoại trừ, dự án thực hiện tại khu vực hạn chế sử dụng đất, khu vực biển hạn chế sử dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

    Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư không được thực hiện với dự án thực hiện tại khu vực hạn chế sử dụng đất.

    19