Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi đang ở đâu?
Nội dung chính
Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi đang ở đâu?
Theo tiểu mục 2 Mục I Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) được ban hành kèm theo Hướng dẫn 175-HD/BTGTW năm 2024 về Hướng dẫn tuyên truyền Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) như sau:
I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI LÀ BƯỚC NGOẶT VĨ ĐẠI TRONG LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
...
2. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước thì ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước, Nguyễn Tất Thành đã bất chấp mọi nguy hiểm, gian khổ, đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã rút ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.
- Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã hội Pháp. Tháng 6 năm 1919, với tên mới là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người yêu nước Việt Nam gửi đến Hội nghị Véc-xây Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo và cũng chính từ đây đã giải đáp cho Người con đường đấu tranh giành độc lập tự do thực sự cho dân tộc, cho đồng bào mình.
- Từ ngày 25 đến 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp với tư cách đại biểu Đông Dương. Kết thúc Đại hội ngày 30/12/1920, Nguyễn Ái Quốc tán thành thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, và cũng là người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
...
Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc trong bối cảnh năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, thay mặt những người yêu nước Việt Nam gửi đến Hội nghị Véc-xây Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm.
Tuy bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã đánh dấu việc Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, cái tên đã chính thức bước lên vũ đài chính trị thế giới. Đồng thời cũng gây tiếng vang lớn và khơi gợi lòng yêu nước cho nhân dân trong và ngoài nước.
Như vậy, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi đang ở Pháp. Sự xuất hiện của cái tên Nguyễn Ái Quốc gắn liền với sự kiện gửi yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xây.
Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi đang ở đâu? (Hình từ Internet)
Đối tượng dự thi trực tuyến học tập và làm theo lời Bác 2024?
Theo quy định tại Mục 1 Chương II Thể lệ cuộc thi ban hành kèm theo Quyết định 3891/QĐ-BGDĐT năm 2024 về đối tượng dự thi trực tuyến học tập và làm theo lời Bác 2024, theo đó được chia ra thành 03 bảng A, B, C như sau:
- Bảng A: Dành cho học sinh phổ thông (bao gồm học sinh trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú và học viên các trung tâm giáo dục thường xuyên).
- Bảng B: Dành cho sinh viên đang học tại các cơ sở đào tạo ở trong nước và du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.
- Bảng C: Dành cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trẻ, đoàn viên, thanh niên (không quá 35 tuổi).
Nội dung thi trực tuyến học tập và làm theo lời Bác 2024 là gì?
Căn cứ Mục 2 Chương II Thể lệ cuộc thi ban hành kèm theo Quyết định 3891/QĐ-BGDĐT năm 2024 về nội dung thi trực tuyến học tập và làm theo lời Bác 2024 gồm các nội dung như sau:
- Cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ.
- Nội dung cơ bản trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tác phẩm “Dân vận” và tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.
- Bài học về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Nội dung cơ bản của đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Thành tựu đạt được trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; Nội dung cơ bản của Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
- Nội dung cơ bản của Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.