Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin trong quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định ra sao?

Nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin trong quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin trong quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định ra sao?

    Nguồn thông tin và phương pháp thu thập thông tin trong quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

    a) Nguồn thông tin

    - Thông tin từ đơn vị quản lý dự án

    + Thu thập thông tin qua nghiên cứu các tài liệu: Hồ sơ thủ tục đầu tư liên quan đến dự án từ công tác lập chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư bàn giao đưa công trình vào sử dụng; các văn bản liên quan đến tổ chức bộ máy; hiệp định vay vốn và những hướng dẫn của nhà tài trợ; báo cáo thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (nếu có), ...

    + Thu thập thông tin từ tập thể và cá nhân tham gia dự án;

    + Thu thập thông tin từ báo cáo của đơn vị về tình hình thực hiện dự án.

    - Thông tin từ bên ngoài đơn vị quản lý dự án (trong trường hợp cần thiết và nếu đơn vị quản lý dự án không thể cung cấp đủ thông tin lập kế hoạch kiểm toán), bao gồm:

    + Cơ quan phê duyệt dự án: Thông tin về nguồn vốn, vốn đầu tư thực hiện, cơ chế quản lý của cơ quan phê duyệt dự án;

    + Cơ quan cấp phát vốn: tình hình giải ngân tại cơ quan cấp phát vốn;

    + Cơ quan đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trước đó: Các báo cáo, biên bản kết luận;

    + Các phương tiện thông tin đại chúng: Các bài viết về dự án; các tư liệu khác;

    + Các đơn vị khác (nếu có).

    b) Phương pháp thu thập thông tin

    - Gửi văn bản đề nghị đơn vị quản lý dự án cung cấp thông tin, tài liệu theo đề cương khảo sát.

    - Xem xét, đối chiếu các tài liệu quy định về quản lý, sử dụng các nguồn lực.

    - Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có trách nhiệm của đơn vị.

    - Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ của Kiểm toán nhà nước liên quan đến đơn vị được kiểm toán.

    - Trao đổi với các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp.

    - Khai thác những thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    - Quan sát, thực nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ.

    - Thông tin liên quan theo yêu cầu kiểm toán những vấn đề có tính đặc thù khác.

    Việc khảo sát và thu thập thông tin thực hiện với các nội dung phù hợp theo quy định tại Đoạn 13 đến Đoạn 44 CMKTNN 1315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính, Đoạn 18 đến Đoạn 20 CMKTNN 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 10 đến Đoạn 13 của CMKTNN 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.

    Lưu ý khi khảo sát, thu thập thông tin phải kết hợp thu thập thông tin để lập KHKT tổng quát và lập KHKT chi tiết.

     

    4