Người trộm chó sau đó giết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì cụ thể?

Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Trộm chó sau đó giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội gì? Các tình tiết giảm nhẹ tội

Nội dung chính

    Trộm chó sau đó giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội gì?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    Theo đó, em họ bạn đã lén lút trộm cắp tài sản của người chủ là con chó và con chó có giá trị 4.000.000 đồng nên đã phạm tội trộm cắp tài sản. Em họ bạn đã chiếm đoạt được con chó nhưng bị hại chưa giành lại được tài sản, chưa cầm vào con chó này mà chỉ ôm em họ bạn do đó không chuyển hóa tội danh từ trộm cắp tài sản thành cướp tài sản đối với em họ của bạn. Hành vi của em họ bạn phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết “hành hung để tẩu thoát”. Đối với hành vi đâm chết người chủ, việc em họ bạn mang theo dao mục đích là để đánh lại bị hại khi bị phát hiện ra hành vi trộm cắp và hành vi này phạm tội giết người.

    Căn cứ Điều 2 Công văn 233/TANDTC-PC năm 2019 quy định như sau:

    ....

    - Trường hợp người thực hiện nhiều hành vi (chuỗi hành vi) một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, trong đó, hành vi trước là tiền đề, điều kiện để thực hiện hành vi sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội tương ứng với từng hành vi, nếu mỗi hành vi đều có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

    ...

    Như vậy, em họ bạn đã thực hiện 2 hành vi và 2 hành vi này đã cấu thành tội phạm tương ứng là trộm cắp tài sản và giết người.

    Các tình tiết giảm nhẹ tội

    Căn cứ Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết giảm nhẹ như sau:

    - Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    + Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    + Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

    + Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    + Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    + Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

    + Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

    + Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    + Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    + Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    + Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

    + Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

    + Phạm tội do lạc hậu;

    + Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    + Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

    + Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

    + Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    + Người phạm tội tự thú;

    + Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    + Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

    + Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    + Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

    + Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

    29
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ